7 điều cần biết về loét miệng

Loét miệng là tình trạng mất hoặc bào mòn một phần mô mỏng bên trong miệng (lớp niêm mạc miệng).

Video Cách chữa dứt điểm nhiệt miệng viêm loét miệng 

  • Loét miệng là tình trạng mất hoặc bào mòn lớp niêm mạc của miệng.
  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương, chẳng hạn như vô tình cắn vào bên trong má.
  • Trong hầu hết các trường hợp, loét miệng là không đáng lo ngại và tự khỏi sau 10 đến 14 ngày mà không cần điều trị.
  • Loét áp-tơ là những vết loét tái phát không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số.
  • Nếu vết loét miệng không khỏi sau 14 ngày hoặc thường xuyên bị loét miệng, hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ. 

Loét miệng là gì?

Có rất nhiều thứ gây ra loét miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương (chẳng hạn như vô tình cắn vào bên trong má). Các nguyên nhân khác bao gồm loét áp-tơ, một số loại thuốc, phát ban trong miệng, nhiễm vi-rút, vi khuẩn, nấm, hóa chất và một số tình trạng bệnh lý.

Một vết loét không lành có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.

Trong hầu hết các trường hợp, loét miệng là vô hại và tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày mà không cần điều trị.

Loét áp-tơ

Loét áp-tơ là những vết loét tái phát ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số. Mặc dù ở hầu hết mọi người không xác định được nguyên nhân gây ra loét áp-tơ, nhưng ở một số ít người, những vết loét này có thể là do thiếu hụt tiềm ẩn Vitamin B, folate hoặc sắt. 

Loét miệng không lành

Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nếu vết loét miệng không khỏi trong vòng 2 tuần hoặc nếu bị chúng thường xuyên.

Lưu ý là không được bỏ qua vết loét mà đã mắc hơn 2 tuần, đặc biệt nếu có sử dụng các sản phẩm thuốc lá và uống rượu thường xuyên. Do sử dụng thuốc lá và uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

Các triệu chứng của loét miệng

Loét miệng có hình tương đối tròn, xung quanh sưng đỏ, và hơi trũng.  (https://www.nhs.uk)Loét miệng có hình tương đối tròn, xung quanh sưng đỏ, và hơi trũng.(https://www.nhs.uk)

Các triệu chứng của loét miệng tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng có thể bao gồm:

  • Một hoặc nhiều vết loét đau trên niêm mạc miệng.
  • Xung quanh vết loét sưng lên.
  • Gặp khó khăn khi nhai hoặc đánh răng vì đau.
  • Kích ứng vết loét do thức ăn mặn, cay hoặc chua.
  • Ăn mất ngon.

Loét áp-tơ thường xảy ra ở những nơi niêm mạc miệng mềm hơn của môi, má, hai bên lưỡi, sàn miệng, sau vòm miệng và xung quanh vùng amiđan. Các vết loét này thường không lớn hơn 5mm. Có thể bị nhiều hơn một vết loét áp-tơ cùng một lúc, và đôi khi những vết loét này liên kết với nhau. 

Nguyên nhân của loét miệng

Loét miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Vô tình cắn vào bên trong má.
  • Chấn thương do bàn chải đánh răng (chẳng hạn như trượt tay trong khi đánh răng).
  • Do niêm mạc miệng cọ xát liên tục vào  răng lệch lạc hoặc phần sắc nhọn / gãy của răng.
  • Liên tục cọ xát với răng giả hoặc mắc cài niềng răng.
  • Bỏng do ăn thức ăn nóng.
  • Kích ứng với chất khử trùng mạnh, chẳng hạn như nước súc miệng.
  • Nhiễm vi-rút như nhiễm vi-rút herpes simplex (gây mụn rộp).
  • Phản ứng với một số loại thuốc.
  • Xuất hiện ban ở miệng (ví dụ, lichen phẳng).
  • Các bệnh tự miễn.
  • Thiếu hụt vitamin hoặc sắt.
  • Bệnh đường tiêu hóa tiềm ẩn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac.
  • Ung thư miệng.
  • Các vết loét có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ căng thẳng, bệnh tật hoặc quá mệt mỏi. 

Khi nào cần điều trị loét miệng

Nếu vết loét cản trở các hoạt động bình thường hàng ngày hoặc kéo dài trong 2 tuần, hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ.

Trong một số trường hợp, có thể cần xét nghiệm máu nếu nghi ngờ rằng bị thiếu hụt các chất (chẳng hạn như thiếu sắt, folate hoặc vitamin B) hoặc có tình trạng viêm.

Nếu chuyên gia sức khỏe răng miệng không thể xác định nguyên nhân gây ra loét miệng hoặc nếu vết loét không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, có thể cần phải làm sinh thiết vết loét và mô xung quanh. Sinh thiết là một thủ tục lấy mẫu mô để kiểm tra và chẩn đoán.

Điều trị loét miệng

Hầu hết các vết loét miệng thường vô hại và tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày. Các loại loét miệng khác, chẳng hạn như bệnh áp-tơ hoặc do nhiễm trùng herpes simplex, cần được điều trị tại chỗ (chẳng hạn như sử dụng nước súc miệng, thuốc mỡ hoặc gel).

Không thể tăng tốc độ hồi phục của vết loét nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng.

Các phương pháp điều trị cho bệnh loét miệng bao gồm:

  • Tránh thức ăn chua, cay cho đến khi vết loét lành lại.
  • Uống nhiều nước.
  • Giữ cho miệng sạch sẽ.
  • Bôi gel sát trùng vào vết loét.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng ấm, giữ trong miệng tối đa 4 phút mỗi lần.
  • Dùng nước súc miệng không chứa cồn (tốt nhất là chứa chlorhexidine gluconate) hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc mỡ tại chỗ có steroid không chứa cồn - thường do nha sĩ hoặc bác sĩ kê đơn.
  • Nếu cần thiết trong trường hợp nghiêm trọng, thuốc ức chế miễn dịch có thể được bác sĩ chuyên khoa răng miệng kê đơn. 

Phòng chống loét miệng

Một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng có thể giúp phòng tránh nhiệt miệngMột chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng có thể giúp phòng tránh nhiệt miệng

Có thể tránh được loét miệng trong một số trường hợp bằng cách:

  • Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, chú ý không để bàn chải bị trượt.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.
  • Đảm bảo rằng sức khỏe bản thân được kiểm soát tốt.

Tìm sự giúp đỡ ở đâu

  • Nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt
  • Bác sĩ da liễu
  • Dược sĩ

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!