Công thức tính nhanh số đồng phân amin hay nhất - Hóa học lớp 12
1. Công thức tính
- Công thức tính nhanh số đồng phân amin no, đơn chức CnH2n+3N (n ≥ 1)
Số đồng phân = 2n-1 (n < 5)
- Công thức tính nhanh số đồng phân amin bậc 1, đơn chức, no CnH2n+3N (n ≥ 1)
Số đồng phân = 2n-2 (1 < n < 5)
- Công thức tính nhanh số đồng phân amin thơm, đơn chức CnH2n-5N (n ≥ 6)
Số đồng phân = 5n-6 (5 < n < 8)
2. Kiến thức mở rộng
Công thức tính số đi, tri, tetra...n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau:
Số n peptit tối đa = xn
3. Bài tập vận dụng
Câu 1: C4H11N có số đồng phân amin bậc một là
A. 3 B. 4 C. 7 D. 4
Lời giải:
Số đồng phân = 2n-2 = 24-2 = 4
→ Đáp án D
Câu 2: Số đồng phân amino axit của C3H7O2N là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Lời giải:
Số đồng phân = (n – 1)! = (3 – 1)! = 2
→ Có hai đồng phân amino axit là H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH
→ Đáp án A
Câu 3: Có tối đa bao nhiêu đipeptit, tripeptit thu được từ hỗn hợp gồm 2 amino axit là glyxin và alanin?
A. 2 đipeptit, 4 tripeptit B. 2 đipeptit, 3 tripeptit
C. 4 đipeptit, 8 tripeptit D. 3 đipeptit, 7 tripeptit
Lời giải:
+ Số đipeptit tối đa = 22 = 4
Gly-ala; ala-gly; ala-ala; gly-gly
+ Số tripeptit tối đa = 23 = 8
Gly-gly-ala; gly-ala-gly; ala-gly-gly; ala-ala-gly; ala-gly-ala; gly-ala-ala; gly-gly-gly;
ala-ala-ala.
→ Đáp án C
Câu 4: Ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu công thức cấu tạo của amin:
A. 8 B.7 C.6 D.5
Lời giải :
δ = (2.4+2+1-11)/2 = 0
⇒ Amin no, mạch hở
Amin bậc 1:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – NH2
CH3 – CH2 – CH(NH2) – CH3
CH3 – CH(CH3) – CH2 – NH2
(CH3)2 – C(NH2) – CH3
Amin bậc 2:
CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3
(CH3)2 – CH – NH – CH3
CH3 – CH2 – NH – CH2 – CH3
Amin bậc 3:
CH3 – CH2 – N – (CH3)2
⇒ 8 công thức
→ Đáp án A
Câu 5: Amin (CH3)2CHCH2 – NH2 có tên gọi là:
A. 2-metylpropan – 1 – amin
B. 2-metylpropan – 3 – amin
C. Metylpropylamin
D. 2 – Metylpropyl – 1 – amin
Lời giải:
→ Đáp án A
Câu 6: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH
B. H2NC3H5(COOH)2
C. (H2N)C4H7COOH
D. H2NC2H4COOH
Lời giải:
nX = nNaOH = 0,04 mol → Phân tử X có 1 nhóm COOH
→ Muối có dạng (NH2)X R-COONa (0,04 mol)
→ M muối = 125
→ R + 16x = 58
→ R = 42, x = 1 (-C3H6-) là nghiệm thỏa mãn.
X là NH2-C3H6-COOH
→ Đáp án A
Câu 7: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 77,6
B. 83,2
C. 87,4
D. 73,4
Lời giải:
Đặt x, y là số mol X, Y
Bảo toàn Gly → nGly = 2x + 2y = 0,4 mol
Bảo toàn Ala → nAla = 2x + y = 0,32 mol
→ x = 0,12 và y = 0,08
→ m = 472x + 332y = 83,2g
→ Đáp án B
Câu 8: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là
A. 0,45 gam.
B. 0,38 gam.
C. 0,58 gam.
D. 0,31 gam
Lời giải:
→ Mỗi amin có số mol là 0,01
Đặt khối lượng phân tử của 2 amin lần lượt là a và b g
→ mX = 0,01.a + 0,01.b = 0,76
→ a + b = 76
→ a = 31 (CH5N) và b = 45 (C2H7N) là nghiệm duy nhất.
→ mCH5N = 0,31 gam
→ Đáp án D
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Lời giải:
Đáp án A sai vì cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.
Đáp án B đúng vì lysin có môi trường bazơ nên làm xanh quỳ tím.
Đáp án C đúng. C6H5NH2 + 3Br2 → (2,4,6)-Br3C6H2OH↓ + 3HBr
Đáp án D đúng vì glyxin có môi trường trung tính nên không làm đổi màu quỳ tím.
→ Đáp án A
Câu 10: Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là
A. 18,83
B. 18,29
C. 19,19
D. 18,47
Lời giải:
nAla = 0,16 mol; nVal = 0,07mol
→ nAla : nVal = 16 : 7
Gọi 3 peptit là A, B, C.
A + B + 3C → [(Ala)16(Val)7]k + 4H2O
→ 23k – 1 < 39
→ k = 1 là nghiệm duy nhất.
Vậy: A + B + 3C → (Ala)16(Val)7 + 4H2O
0,01 0,04
→ mX = m(Ala)16(Val)7 + mH2O = 19,19g
→ Đáp án C
Câu 11: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Lời giải:
Ala-Ala-Gly; Gly-Ala-Ala; Ala-Gly-Ala; Gly-Ala-Gly; Gly-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly
→ Đáp án D
Câu 12: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]4-COOH.
B. H2N-[CH2]2-COOH.
C. H2N-[CH2]3-COOH.
D. H2N-CH2-COOH.
Lời giải:
Đặt CT của X là H2NRCOOH
26,7(g) X + ?HCl → 37,65(g) Muối.
Bảo toàn khối lượng: mHCl = 10,95(g) ⇒ nX = nHCl = 0,3 mol.
→ Đáp án B
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,12
B. 2,76
C. 3,36
D. 2,97
Lời giải:
Hai chất là (CH3-NH3)2CO3 a mol và C2H5-NH3NO3 b mol.
→ mhh = 124a + 108b = 3,4 g
Và nkhí = 2a + b = 0,04 mol
→ a = 0,01 và b = 0,02
→ Muối khan: mNa2CO3 + mNaNO3 = 2,76 gam
→ Đáp án B
Câu 14: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8.
B. 20,8.
C. 18,6.
D. 20,6.
Lời giải:
Phản ứng : Gly−Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
⇒ mmuối = 97n GlyNa + 111 nAlaNa =20,8gam
→ Đáp án B
Xem thêm các dạng bài tập Hóa Học khác:
Công thức tính độ tan (2024) chi tiết, chính xác nhất
Công thức tính độ pH (2024) chính xác nhất
Công thức tính đồng phân anken (2024) chi tiết, chính xác nhất
Công thức tính đồng phân ankan 92024) đầy đủ, chi tiết nhất
50 Bài tập về sự điện li (2024) có đáp án chi tiết nhất