Có thể làm đều răng mà không cần niêng răng không?

Niềng răng là phương pháp điều trị dùng lực và sự kiểm soát để dần dần dịch chuyển và làm thẳng răng của bạn. Răng mọc lệch lạc hoặc mọc chen chúc, răng có khoảng trống lớn giữa các răng và hai hàm không khít nhau thường được điều trị bằng phương pháp niềng răng.

Video các loại niềng răng - Ưu nhược điểm của từng loại 

Niềng răng là phương pháp điều trị linh hoạt, thích ứng với từng kiểu răng để giúp răng được đều.

Nó còn có ưu điểm là ít xâm lấn, ít gây khó chịu và không cần thời gian hồi phục khi bạn đang điều trị.

Vì những lý do này, niềng răng từ lâu đã trở thành phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị sai lệch về răng và hàm.

Phương pháp thay thế duy nhất đã được chứng minh cho niềng răng là phẫu thuật hàm, mà không phải ai cũng đáp ứng đủ các tiêu chí.

Có một số diễn đàn và thông tin trên mạng khẳng định bạn có thể tự điều trị chỉnh nha tại nhà để khỏi phải niềng răng. Những loại mắc cài “hack” và các lựa chọn thay thế tự chế này có thể làm hỏng răng của bạn vĩnh viễn.  

Các loại niềng răng 

Nếu bạn đang nghĩ đến việc niềng răng, bạn có thể đang cân nhắc những ưu và nhược điểm của ba loại chính sau đây.

Niềng răng kim loại

Niềng răng kim loại | Nguồn: PinterestNiềng răng kim loại | Nguồn: Pinterest Niềng răng kim loại là kiểu niềng răng với mắc cài truyền thống trong  nha khoa. Thường được làm từ thép không gỉ hoặc titan, chúng bao gồm các mắc cài kim loại, dây chun chữ o đàn hồi và các dây cung tạo áp lực nhẹ nhàng liên tục lên răng của bạn. 

Theo thời gian, áp lực lên răng đồng nghĩa với việc răng dần di chuyển và khuôn hàm của bạn dần thay đổi hình dạng để phù hợp với hình dạng của dây cung niềng răng.  

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứNiềng răng mắc cài sứ Loại niềng răng này có cách hoạt động tương tự như mắc cài kim loại. Niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài trong suốt thay vì bằng kim loại, điều này làm cho chúng trông thẩm mĩ hơn. 

Niềng răng mắc cài sứ cũng kết hợp một dây cung và chun chữ o trong để từ từ thay đổi vị trí của răng bằng cách sử dụng áp lực nhẹ, liên tục.  

Niềng răng vô hình

Niềng răng vô hình | Nguồn: PinterestNiềng răng vô hình | Nguồn: Pinterest Niềng răng vô hình nói đến đến một loạt các khay đeo trong suốt mà bạn đeo suốt cả ngày, ngoại trừ khi bạn ăn. Những loại niềng răng không truyền thống này, đôi khi được gọi bằng tên thương hiệu Invisalign, loại này mang tính thẩm mỹ nhất trong các loại vì độ trong suốt của nó.

Những loại niềng răng trong suốt này được bác sĩ chỉnh nha hoặc nha sĩ chỉ định và hoạt động giống như niềng răng thông thường, dần dần thay đổi vị trí các răng của bạn bằng cách tạo áp lực lên chúng. 

Một đánh giá năm 2018 về các nghiên cứu đã có sẵn chỉ ra rằng Invisalign hoạt động như một giải pháp thay thế niềng răng truyền thống cho những người bị sai khớp cắn từ nhẹ tới trung bình 

Có thể dùng hàm duy trì để làm đều răng mà không cần niềng răng không? 

“Hàm duy trì” là một khí cụ nha khoa gồm nền nhựa và dây thép mà bạn đeo qua đêm để giữ cho răng thẳng hàng sau khi bạn kết thúc niềng răng. Bạn không thể chỉ đơn giản là đeo hàm duy trì để ngủ mỗi đêm hoặc sử dụng  hàm duy trì  của người khác để làm thẳng răng của bạn mà không cần niềng răng. 

Nếu răng của bạn chỉ hơi lệch  hoặc chen chúc, nha sĩ có thể đề nghị đeo mắc cài cố định thay vì niềng răng nguyên hàm. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể sử dụng một hàm tháo lắp để điều trị cho các răng chen chúc. 

Các kế hoạch điều trị duy trì chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chỉnh nha đã chỉ định chúng.  

Có nên thử tự làm thẳng răng tại nhà không?  

Bạn không nên thử tự mình làm đều răng tại nhà.

Việc tự làm đều răng tại nhà bằng hàm duy trì đi mượn, dây chun, kẹp giấy, mặt sau bông tai, thiết bị tự làm hoặc các biện pháp tự làm khác được đề cập trên mạng rất khó có hiệu quả. 

Mặc dù có những hướng dẫn trực tuyến hỗ trợ  cách tự tạo mắc cài của riêng mình, nhưng làm theo những hướng dẫn đó là một ý kiến tồi. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của việc cố gắng làm thẳng răng mà không có sự giám sát của nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha còn tồi tệ hơn nhiều so với việc có răng không thẳng. 

Răng có chân răng được bao quanh bởi các dây chằng giúp cố định răng chắc chắn vào nướu. Khi bạn cố gắng làm thẳng răng của mình, bạn có thể gây đè ép quá nhiều lên các chân răng và dây chằng này. Điều này có thể khiến chân răng bị đứt hoặc đẩy quá mạnh lên dây chằng, có thể làm chết răng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: 

  • Sâu răng
  • Nứt răng
  • Mòn men răng
  • Cắt vào lợi
  • Nhiễm trùng khoang miệng
  • Đau dữ dội
  • Rụng răng
  • Sai lệch khớp cắn 

Phương pháp thay thế an toàn và duy nhất đã được chứng minh - phẫu thuật  

Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật hàm mặt có thể tiến hành phẫu thuật để thay đổi vị trí các răng 

Nếu vị trí của răng và hàm gây khó khăn đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nha sĩ có thể đề nghị một thủ thuật gọi là phẫu thuật chỉnh hình. 

Phẫu thuật chỉnh hình sẽ di chuyển vị trí của xương hàm của bạn và quá trình hồi phục có thể mất từ 2 đến 3 tuần. Sưng có thể bị lâu hơn. Ở Hoa Kỳ, loại phẫu thuật này có thể được bảo hiểm chi trả. 

Cả hai hình thức can thiệp này đều khá tốn kém và thường không được bảo hiểm chi trả. Chi phí sẽ tùy thuộc vào vùng bạn ở cũng như loại phẫu thuật.

Những cách khác để cải thiện nụ cười của bạn  

Có những phương pháp điều trị khác ngoài niềng răng có thể cải thiện nụ cười của bạn. Những phương pháp điều trị nha khoa này sẽ không làm thẳng răng của bạn, Nhưng chúng có thể cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. 

Nong hàm

Nong hàm bằng khí cụNong hàm bằng khí cụ

 Đôi khi miệng của trẻ quá nhỏ để có thể chứa được kích thước của răng vĩnh viễn đang mọc. Điều này có thể gây ra hiện tượng được gọi là "răng khểnh" hoặc cắn chéo. 

Có một khí cụ gọi là nong vòm miệng có thể đặt vào giữa hai cung răng hàm trên để sửa tình trạng này. Khí cụ này nhẹ nhàng đẩy răng mở rộng ra hai bên tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn.

Loại điều trị này thường được dùng cho trẻ em và thiếu niên khi xương hàm của họ vẫn đang phát triển.  

Khí cụ Herbst 

Khí cụ Herbst Khí cụ Herbst

Khí cụ Herbt là khí cụ bằng kim loại, được gắn lên răng nối hai hàm với nhau để chỉnh sửa sự sai lệch xương hàm. Khí cụ này được sử dụng cho trẻ em trong quá trình chỉnh nha để đưa hàm dưới ra trước 

Nha khoa thẩm mỹ (veneers, tạo hình, trám răng) 

Các phương pháp điều trị nha khoa thẩm mỹ như veneers hoặc trám răng có thể tạo ra ảo giác răng thẳng cho các răng khi: 

  • Có một khoảng cách lớn giữa chúng
  • Bị sứt mẻ
  • Không xếp thẳng hàng  

Veneers cũng có thể được đặt một cách tinh tế để làm cho răng trông thẳng hơn.

Veneers | Nguồn: PinterestVeneers | Nguồn: Pinterest

Những ai cần nắn chỉnh răng?

Bạn có thể cân nhắc chỉnh nha hoặc cả việc phẫu thuật hàm khi bạn có các tình trạng như:

Răng chen chúc, mọc lệch xoay ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười và cuộc sống của bạn

Tình trạng răng khiến bạn khó ăn nhai

Tình trạng răng miệng ảnh hưởng tới phát âm

Tình trạng răng và xương hàm ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt.

Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ(AAO)  khuyến cáo rằng mọi trẻ em nên được thăm khắm thường xuyên để xem chúng có cần niềng răng trước 7 tuổi không. 

Thời điểm lý tưởng để niềng răng là trong độ tuổi từ 9 đến 14. Nhưng bạn chưa bao giờ là quá già để niềng răng và ngày càng nhiều người trưởng thành chọn điều trị chỉnh nha. 

Các dấu hiệu cho thấy bạn hoặc con bạn có thể cần niềng răng bao gồm:  

  • Răng chen chúc hoặc lệch lạc
  • Hàm dịch chuyển hoặc nhấp nhô
  • Tiền sử mút ngón tay cái thường xuyên hoặc có răng vẩu
  • Khó nhai hoặc cắn xuống
  • Hàm không đóng lại ngay ngắn hoặc tạo ra một khoảng trống khi miệng ở trạng thái nghỉ
  • Khó nói một số từ nhất định hoặc tạo ra một số âm thanh nhất định khi thở bằng miệng 

Tổng kết 

Đối với hầu hết mọi người, niềng răng là cách an toàn và hiệu quả nhất để làm đều răng vĩnh viễn. Nếu răng của bạn chỉ hơi khấp khểnh hoặc hơi chen chúc, Một khí cụ duy trì do bác sĩ chỉnh nha chỉ định có thể đủ để làm cho chúng thẳng hàng. 

Đừng tự làm đều răng bằng các biện pháp tự chế tại nhà.Hỏi ý kiến bác sĩ chỉnh nha để tìm ra giải pháp thích hợp cho việc làm đều răng của bạn.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Niềng răng Invisalign là một phương pháp niềng răng được nhiều người ưa thích. Niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng các khay trong suốt được thiết kế riêng theo khuôn hàm của từng người và theo từng giai đoạn điều trị khác nhau.
Xem thêm
Tình trạng bị hóp má, hóp mặt khi niềng răng là trường hợp hiếm gặp và có thể do nhiều nguyên nhân như: Hóp má do mất răng nhiều và lâu ngày, Nguyên nhân dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, Do thói quen nhai,...
Xem thêm
Những lưu ý trước khi niềng răng: Kiểm tra tình trạng răng để chọn phương pháp niềng răng phù hợp bằng việc đi khám nha khoa, Xác định tình trạng răng, Tìm hiểu các loại niềng răng, Lựa chọn niềng răng ở những địa chỉ uy tín
Xem thêm
Niềng răng hay chỉnh nha là thuật ngữ sử dụng trong nha khoa, là phương pháp can thiệp kỹ thuật bằng các khí cụ nha khoa, bao gồm mắc cài, dây thun, khay niềng hoặc hàm tháo lắp để sắp xếp, xử lý, đưa răng về vị trí mong muốn.
Xem thêm
Đối với người có hàm răng lệch lạc gây cản trở khớp cắn, niềng răng cả 2 hàm sẽ đưa khuôn mặt về tương quan đúng, Với người có dấu hiệu lệch mặt do xương hàm dưới nằm sai vị trí, khuôn mặt trước và sau khi niềng răng sẽ được cân đối trở lại,...
Xem thêm
Niềng răng đem lại nhiều lợi ích như: Nâng cao tính thẩm mỹ, Cải thiện khả năng nhai, Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Xem thêm
Thông thường, chi phí sẽ dao động từ 50 – 150 triệu đồng/ca niềng, cao hơn niềng mắc cài thường 3 – 5 lần.
Xem thêm
Khi dây cung được siết để kéo răng, răng sẽ hơi ê buốt.
Xem thêm
Quá trình niềng răng gồm nhiều giai đoạn, cụ thể như sau: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để xác định tình trạng răng cũng như xương hàm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đặt chun tách kẽ/nhổ răng, gắn mắc cài, đeo hàm duy trì sau điều trị,...
Xem thêm
Giá niềng răng Invisalign thường dao động từ khoảng 50 – 150 triệu đồng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Niềng răng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!