Video lời dặn sau khi gắn mắc cài niềng răng
Nguyên nhân là do khó làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng khi bạn đang đeo niềng răng. Mảng bám răng là một lớp màng dính hình thành trên răng sau khi ăn hoặc uống. Mảng bám thường tích tụ phía sau dây cung và xung quanh mắc cài, bám chặt vào răng.
Thậm chí, mảng bám này có thể bị vôi hóa dày lên, hình thành cao răng, có thể có màu nâu hoặc vàng. Thông thường, răng có cao răng có thể gây ra hiện tượng khử khoáng. Quá trình khử khoáng có thể ăn mòn men răng và thường để lại các đốm trắng. Nếu không được điều trị, nó có thể gây ra sâu răng.
Có thể ngăn ngừa tình trạng răng đổi màu, nhiễm màu và hiện tượng khử khoáng do niềng răng bằng việc thường xuyên làm sạch và vệ sinh răng miệng trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, vẫn có cách để điều trị răng bị đổi màu.
Khử khoáng là một loại đổi màu nghiêm trọng hơn, nhưng nó cũng có thể điều trị được và ngăn chặn trước khi tiến triển thành sâu răng.
Nguyên nhân nào khiến răng bị đổi màu hay bị ố vàng khi bạn đeo niềng răng?
Thông thường, mảng bám sẽ hình thành trên răng sau khi ăn và uống. Mảng bám răng có chứa vi khuẩn, và khi vi khuẩn tích tụ trên răng, nó có thể gây ra sự đổi màu nâu hoặc vàng. Cách tốt nhất để loại bỏ mảng bám trên răng là chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Kiểm tra thường xuyên và làm sạch răng tại phòng khám răng cũng rất quan trọng.
Các đốm trắng do niềng răng có vĩnh viễn không?
Theo thời gian, mảng bám tích tụ có thể bắt đầu quá trình khử khoáng. Điều này xảy ra sau khi ăn thực phẩm có chứa đường, khiến vi khuẩn trong mảng bám tiết ra axit. Các axit này tấn công men răng, làm mềm men răng và để lại các đốm trắng. Nếu không được điều trị, hiện tượng khử khoáng sẽ gây sâu răng.
Làm thế nào để loại bỏ vết ố vàng do niềng răng?
Nếu bạn vừa mới tháo niềng răng và nhận thấy răng bị ố vàng hoặc có đốm trắng thì đừng quá lo lắng vì đó là hiện tượng rất phổ biến và hầu hết trong các trường hợp vấn đề này đều có thể cải thiện.
Nha sĩ có thể đề xuất một phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Một số lựa chọn điều trị phổ biến bao gồm:
Làm trắng răng
Có nhiều loại sản phẩm và quy trình làm trắng tại nhà và tại phòng mạch, từ kem đánh răng đến miếng dán, gel, v.v. Tham khảo ý kiến của nha sĩ để biết các phương pháp hiệu quả nhất cho răng của bạn. Các sản phẩm làm trắng có hiệu quả cao nhất sau khi bạn tháo niềng răng. Tuy nhiên, nếu bạn đang niềng răng, sử dụng kem đánh răng làm trắng với bàn chải điện có thể giúp ngăn ngừa răng bị ố vàng.
Tái khoáng hóa
Mặc dù lớp men răng mà bạn đã mất sẽ không được tái tạo, nhưng sẽ có các biện pháp để ngăn chặn quá trình khử khoáng và hình thành những đốm trắng. Đánh răng thường xuyên, loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống, giảm lượng trái cây và sữa, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất là những cách giúp răng tăng tái khoáng hóa.
Phục hồi răng bằng composite
Nếu răng của bạn bị phá hủy do quá trình niềng răng, bác sĩ của bạn có thể đề nghị phục hình composite. Họ sẽ gắn dính một loại nhựa giống màu răng lên răng của bạn, giúp cho màu sắc và hình dạng răng trông tự nhiên.
Mài men răng tối thiểu
Bác sĩ sẽ chà lớp trên cùng của men răng bằng bột đánh bóng hoặc đầu kim cương, giúp cải thiện tình trạng đổi màu răng.
Veneers
Trong những trường hợp răng đổi màu nghiêm trọng, nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha có thể đề nghị dùng veneer, là một loại mặt dán mỏng có màu như răng, gắn vào mặt trước của răng để che phủ răng cũ bị đổi màu.
Phương pháp ngăn ngừa răng đổi màu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự đổi màu răng do niềng răng là phải phòng tránh ngay từ khi còn đeo niềng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để chăm sóc răng khi đang đeo niềng.
Đánh răng
Súc miệng
Luôn súc miệng bằng nước thường hoặc nước súc miệng có chứa florua nếu bạn không thể chải răng sau khi ăn. Kiểm tra răng và mắc cài của bạn sau khi súc miệng để đảm bảo bạn đã lấy hết thức ăn ra khỏi răng, dây cung và mắc cài.
Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa giúp làm sạch tối đa các vị trí xung quanh dây cung và mắc cài. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải kẽ để làm sạch những nơi khó tiếp cận. Theo các chuyên gia, dùng chỉ nha khoa hàng ngày cùng với chải răng có thể làm giảm mảng bám tốt hơn so với việc đánh răng đơn thuần.
Kiểm tra răng định kỳ
Hãy thường xuyên làm sạch và kiểm tra sức khỏe răng miệng với nha sĩ để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Nha sĩ của bạn có thể phát hiện mảng bám tích tụ bên dưới hoặc xung quanh niềng răng của bạn.
Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha một cách cẩn thận. Nếu không, bạn có thể phải đeo niềng răng trong thời gian dài hơn, làm tăng nguy cơ đổi màu.
Chế độ ăn
Tránh các loại thực phẩm có thể mắc vào hoặc làm gãy mắc cài của bạn, góp phần hình thành mảng bám và sâu răng như:
- Thực phẩm và đồ uống có đường và tinh bột như kẹo và nước ngọt
- Thực phẩm dính như kẹo cao su
- Thực phẩm giòn hoặc cứng như cà rốt sống hoặc các loại hạt
Nếu muốn tránh hiện tượng răng đổi màu do mắc cài, bạn có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp chỉnh nha khác như khay niềng răng bằng nhựa trong suốt. Lợi ích chính của khay niềng răng trong suốt là không phải gắn dính vào răng, từ đó không tích tụ mảng bám như mắc cài kim loại. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người hài lòng hơn sau khi kết hợp niềng răng trong suốt với tẩy trắng răng so với việc sử dụng mỗi niềng răng trong suốt.
Tổng kết
Mặc dù niềng răng với mắc cài mang lại hiệu quả cao cho quá trình nắn chỉnh răng, nhưng hậu quả để lại là răng bị đổi màu sau khi tháo niềng. Tuy nhiên vẫn có những cách để hạn chế hoặc loại bỏ tình trạng răng đổi màu.
Dù vậy, tốt nhất là hãy phòng tránh nó ngay từ khi còn niềng răng bằng việc hình thành thói quen đánh răng và làm sạch răng thường xuyên, từ đó giúp giảm nguy cơ răng đổi màu khi đeo niềng răng. Bên cạnh đó, niềng răng bằng khay niềng trong suốt cũng là một phương án tốt.
Xem thêm: