Tình trạng sưng lợi khi niềng răng và cách khắc phục

Niềng răng là phương pháp điều trị các tình trạng răng miệng phổ biến hiện nay để cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi chỉnh nha bạn có thể gặp các vấn đề như sưng đau lợi. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân niềng răng lại gây sưng lợi cũng như cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

Video Các Biến Chứng Nguy Hiểm Thường Gặp Khi Niềng Răng

Nguyên nhân 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng lợi khi đeo niềng như: 

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khi đeo niềng, răng và mô lợi ở các vùng gần dây cung, mắc cài rất khó làm sạch. Nếu bạn không có chế độ vệ sinh hợp lý, không làm sạch tốt thì mảnh vụn thức ăn có thể lưu lại trên răng, gây tích tụ mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác
  • Bệnh nhân mắc các bệnh như đái tháo đường hoặc béo phì dễ bị viêm lợi hơn.

Sự dịch chuyển răng

Mặc dù bạn không thể nhìn thấy răng của mình di chuyển, nhưng áp lực liên tục, ổn định mà niềng răng tạo ra sẽ gây ra những thay đổi ở lợi và xương hàm của bạn.

Sưng và đau lợi là phản ứng phổ biến khi bắt đầu niềng răng. Niềng răng cũng cần được điều chỉnh thường xuyên, khoảng một tháng một lần, có thể gây khó chịu cho lợi. Điều này là hoàn toàn bình thường, thoáng qua và đáng được mong đợi. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể làm giảm tình trạng đau nhức lợi.

Viêm lợi

Viêm lợi, nguồn https://www.mysmilect.com/Viêm lợi, nguồn https://www.mysmilect.com/Trong quá trình niềng răng, việc dịch chuyển răng có thể tạo ra các khoảng trống nhỏ giữa các răng. Thức ăn và mảng bám răng có thể bị mắc kẹt tại đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng vì mắc cài, điều này có thể gây tích tụ mảng bám, viêm lợi và sưng lợi. Viêm lợi có thể dẫn đến phá hủy xương ổ răng, đây là tổn thương không thể phục hồi, do đó, điều quan trọng là bạn phải giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận trong suốt quá trình điều trị.

Lợi bị sưng do tích tụ mảng bám và viêm lợi sẽ cần được chăm sóc và điều trị. Khi bị viêm lợi, bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn trong quá trình điều trị chỉnh nha.

Phì đại lợi

Đôi khi, sự tích tụ mảng bám hoặc kích ứng lợi do niềng răng có thể gây ra một tình trạng được gọi là phì đại lợi (còn được gọi là tăng sản lợi)

Nó là kết quả của sự phát triển quá mức của mô lợi xung quanh răng. Phì đại lợi có thể được cải thiện nhờ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc hiệu quả hơn.

Tình trạng phì đại lợi thường giảm sau 6-8 tuần sau khi tháo mắc cài trong điều kiện vệ sinh răng miệng tốt. Ở một số bệnh nhân, lợi phát triển quá mức trở nên xơ hóa và cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Dưới đây là một số cách để hạn chế tình trạng đau lợi tại nhà:

  • Bạn có thể làm dịu lợi bị sưng tại nhà bằng cách súc miệng nhiều lần mỗi ngày với nước muối ấm.
  • Dùng thuốc chống viêm không kê đơn để giảm sưng và đau.
  • Tránh ăn những thức ăn dai, khó nhai.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng là chìa khóa để giảm viêm lợi. Ngoài ra, dùng tăm nước cũng giúp tăng hiệu quả làm sạch. 

Điều trị

Nếu lợi bị sưng do viêm lợi hoặc lợi của bạn rất sưng hoặc đau nhiều và tăng dần lên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và làm sạch, bên cạnh đó bạn vẫn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng tại nhà.

Nếu nguyên nhân là do phì đại lợi không đáp ứng với điều trị tại nhà, bác sĩ của bạn có thể cần phải loại bỏ mô lợi đó bằng dao laser.

Phòng tránh

Vệ sinh răng miệng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khi niềng răng, nguồn https://lndentalchesterhill.com.auVệ sinh răng miệng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khi niềng răng, nguồn https://lndentalchesterhill.com.au

 Khó tránh khỏi tình trạng sưng lợi khi bạn đang niềng răng. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp lợi của bạn khỏe mạnh hơn và ít bị sưng tấy hơn. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm lợi hoặc viêm nha chu.

Niềng răng có thể gây khó khăn cho việc làm sạch răng của bạn. Tuy nhiên, duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết để giảm sưng lợi. Những việc cần làm bao gồm:

  • Đánh răng bằng bàn chải mềm hoặc bàn chải điện.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và dưới viền lợi dễ dàng hơn.
  • Dùng nước súc miệng diệt khuẩn sau khi đánh răng.

Ngoài ra, tránh ăn những thức ăn có thể dễ mắc kẹt vào mắc cài. Bao gồm các:

  • Thịt bò
  • Bắp ngô
  • Kẹo cứng
  • Bắp rang bơ

Trường hợp phải đi khám

Sưng lợi có thể kéo dài đến một tuần khi bạn mới niềng răng. Sau khi siết chặt lại dây cung hoặc lò xò, bạn cũng có thể bị đau và sưng tấy từ một đến ba ngày. Lợi bị sưng kéo dài hơn thời gian đó cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Nếu sưng lợi kèm theo chảy máu do sự cọ xát của dây cung hoặc mắc cài, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn. Họ sẽ điều chỉnh mắc cài hoặc cung cấp cho bạn sáp mềm để tránh sự cọ xát này.

Tổng kết

Lợi bị sưng là một hiện tượng phổ biến mà bạn có thể gặp phải khi mới niềng răng hoặc sau mỗi lần siết chặt.

Việc niềng răng có thể khiến việc chăm sóc răng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, thói quen vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh về lợi, cũng có thể gây sưng lợi. Điều này có thể tránh được bằng cách đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!