Chửa trứng: Những điều bạn cần biết

Thai kì xảy xa khi trứng đã được thụ tinh và đi vào làm tổ trong buồng tử cung. Giai đoạn đầu này người bệnh rất dễ bị tổn thương. Và khi gặp phải – nó dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về mặt tâm lý cho người phụ nữ, mặc dù đây hoàn toàn không phải lỗi của ai cả.

Video: Trai trứng - những điều cần biết

Chửa trứng xảy ra do sự phát triển bất thường của rau thai. Thay vì bánh rau, một khối u hình thành trong tử cung và khiến nhau thai trở thành một khối túi chứa đầy chất lỏng, còn được gọi là u nang. Khoảng 1 trong số 1.000 ca mang thai (0,1 phần trăm) là chửa trứng (thai trứng).

Loại thai này không kéo dài vì nhau thai thường không thể nuôi dưỡng hoặc phát triển em bé. Trong một số ít trường hợp, nó cũng có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe cho mẹ.

Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hay bệnh nguyên bào nuôi thai kì. Chửa trứng có thể xảy ra ngay cả khi những lần mang thai trước của thai phụ hoàn toàn bình thường. Và cũng là một dấu hiệu tốt khi người phụ nữ cũng có thể mang thai hoàn toàn bình thường sau khi đã điều trị chửa trứng.

Hình ảnh tử cung bình thường (bên phải). Hình ảnh thai trứng (bên trái) với những đám mô phát triển bất thương thành hình chùm nho (hình trứng ếch) (nguồn ảnh: https://www.momjunction.com/)Hình ảnh tử cung bình thường (bên phải). Hình ảnh thai trứng (bên trái) với những đám mô phát triển bất thương thành hình chùm nho (hình trứng ếch)
 (nguồn ảnh: https://www.momjunction.com/)

Chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần

Có hai loại chửa trứng là chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Cả hai đều dẫn đến một kết quả là không thể phát triển thai kì một cách bình thường, tuy nhiên tiên lượng có thể khác nhau do sự ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Cả hai đều thường lành tính - chúng không gây ung thư.

Chửa trứng toàn phần xảy ra khi chỉ có mô nhau thai phát triển trong tử cung. Không có dấu hiệu của một bào thai nào cả.

Trong chửa trứng bán phần, có cả mô của nhau thai và mô của thai nhi. Nhưng mô của thai nhi chưa hoàn thiện và không bao giờ có thể phát triển thành em bé.

Nguyên nhân gây chửa trứng

Không thể kiểm soát việc mang một thai trứng. Nó không phải do bất cứ điều gì thai phụ đã làm gây ra. Chửa trứng có thể xảy ra đối với phụ nữ ở mọi sắc tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh.

Nó đôi khi xảy ra do sự sai sót ở mức độ di truyền phân tử -ADN. Cơ thể người phụ nữ mang hàng ngàn trứng (noãn hoàng). Một số trong số này có thể không hình thành chính xác. Các noãn hoàng sai sót này thường được cơ thể đào thải ra ngoài.

Nhưng thỉnh thoảng, một quả trứng không hoàn hảo (không chứa nhân có ADN) lại được tinh trùng thụ tinh. Trứng được thụ tinh chỉ màng bộ gen của cha (tình trùng cho) mà không có gen của mẹ (trứng không có nhân). Điều này có thể dẫn đến tình trạng chửa trứng.

Theo cách tương tự, một tinh trùng không hoàn hảo hoặc nhiều hơn một tinh trùng - có thể thụ tinh cho một trứng tốt. Điều này cũng có thể gây ra một thai trứng

Chửa trứng còn được gọi là bệnh nguyên bào nuôi thai kì. Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính cho tình trạng này. Nguồn ảnh: WikimediaChửa trứng còn được gọi là bệnh nguyên bào nuôi thai kì. Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính cho tình trạng này. 
Nguồn ảnh: Wikimedia

Các yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố nguy cơ đối có thể dẫn đến tình trạng chửa trứng. Chúng bao gồm: 

  • Tuổi: mặc dù chửa trứng có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng tỉ lệ này tăng lên khi thai phụ dưới 20 hoặc trên 35 tuổi.
  • Tiền sử: tiền sử chửa trứng trước đây làm tăng nguy cơ mang thai trứng trong các lần mang thai tiếp theo (nhưng vẫn hoàn toàn có thể có một thai nhi bình thường sau chửa trứng).

Các triệu chứng của chửa trứng

Giai đoạn đầu, chửa trứng có thể giống như một thai kì bình thường. Tuy nhiên, thai phụ có thể sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng khác thường.

  • Chảy máu: thai phụ có thể bị ra máu đỏ tươi hoặc nâu sẫm trong quý đầu thai kì (13 tuần). Điều này dễ xảy ra hơn trong trường hợp chửa trứng toàn phần. Máu chảy ra có thể có dạng nang giống quả nho (mô của chửa trứng).
  • HCG cao kèm theo buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng: Hormone hCG được tạo ra bởi nhau thai. Nó là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn và nôn cho nhiều phụ nữ mang thai. Trong chửa trứng, có thể có nhiều mô nhau thai hơn bình thường. Nồng độ hCG cao hơn có thể dẫn đến buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.
  • Đau và tức nặng vùng chậu: Các mô trong thai trứng phát triển nhanh hơn bình thường, đặc biệt là trong ba tháng giữa thai kì. Bụng của thai phụ trông lớn hơn so với thai kì bình thường. Sự phát triển nhanh cũng có thể gây ra đau và tức nặng vùng chậu.

Khi thăm khám, các bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu khác như:

Chẩn đoán chửa trứng

Đôi khi thai chứng được chẩn đoán khi đi siêu âm thai thông thường. Những lần khác, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và chụp cắt lớp nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ thai trứng.

Siêu âm vùng chậu khi mang thai trứng thường sẽ cho thấy một cụm mạch máu và mô giống như chum nho. Bác sĩ cũng có thể chỉ đinh các biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác - như chụp MRI và CT - để xác định chẩn đoán.

Thai chứng tuy bản thân không nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ trở thành ung thư. Nguồn ảnh: WikimediaThai chứng tuy bản thân không nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ trở thành ung thư. 
Nguồn ảnh: Wikimedia

Nồng độ hCG trong máu cao cũng có thể là dấu hiệu của chửa trứng. Nhưng một số trường hợp chửa trứng có thể không làm tăng nồng độ hCG và hCG cao cũng là do các loại thai bình thường khác như mang song thai. Nói cách khác, bác sĩ sẽ không chẩn đoán thai trứng chỉ dựa trên nồng độ hCG.

Các biện pháp điều trị chửa trứng

Chửa trứng không thể phát triển thành một thai nhi khỏe mạnh bình thường. Thai phụ bắt buộc phải điều trị (nạo thai) để ngăn ngừa biến chứng. Điều này có thể thực sự gây sốc cho thai phụ và người nhà sau sự vui mừng khi nhận được tin có thai ban đầu.

Với phương pháp điều trị thích hợp, người phụ nữ có thể tiếp tục mang thai thành công và em bé khỏe mạnh trong những lần sau.

Có một số phương pháp điều trị sau:

  • Nạo thai

Bác sĩ sẽ loại bỏ thai trứng bằng cách làm nong giãn mở cổ tử cung và sử dụng máy hút y tế để loại bỏ các mô có hại.

Nạo hút thai trứng được thực hiên khi gây mê hoặc gây tê bệnh nhân. Mặc dù đôi khi nạo hút thai được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú, bệnh nhân có thể ra về trong ngày, nhưng đối với thai trứng, bệnh nhân bắt buộc phải nhập viện điều trị.

  • Hóa trị liệu

Nếu chửa trứng thuộc nhóm nguy cơ cao hơn - do tiềm ẩn ung thư hoặc thai phụ gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bác sĩ có thể chỉ định thêm một liệu trình hóa trị sau đó. Thường là khi nồng độ hCG của thai phụ không giảm theo thời gian sau nạo hút.

  • Cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tử cung. Nếu thai phụ đủ con, không có nhu cầu mang thai lại nữa, có thể chọn biện pháp này.

Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật. Cắt bỏ tử cung không phải là một phương pháp điều trị phổ biến đối với thai trứng.

  • RhoGAM

Nếu thai phụ có nhóm máu Rh âm tính, sẽ có thêm một loại thuốc có tên là RhoGAM trong quá trình điều trị. Thuốc giúp ngăn ngừa một số biến chứng cho lần có thai sau liên quan đến việc phát triển các kháng thể. Vì thế, báo cáo với bác sĩ nếu thai phụ có nhóm máu O-, AB-, B-, A-

Chăm sóc sau loại bỏ thai trứng

Sau khi loại bỏ thai trứng, bệnh nhân sẽ cần theo dõi và xét nghiệm máu nhiều lần. Điều rất quan trọng là phải đảm bảo rằng không có mô thai trứng nào bị sót lại trong tử cung.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, mô thai trứng có thể mọc lại và gây ra một số loại ung thư. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hCG và chụp cắt lớp vi tính theo dõi định kì trong vòng một năm sau điều trị thai trứng.

Điều trị giai đoạn sau 

Một lần nữa, ung thư phát triển do chửa trứng rất hiếm. Hầu hết đều rất dễ chữa trị và có tỷ lệ sống sót lên đến 90%. Hóa trị và xạ trị có thể cần phải thực hiện đối với một số loại ung thư.

Lời khuyên

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Cũng như nhiều vấn đề khác phát sinh trong thai kì, cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng khi chửa trứng là được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Sau khi điều trị, hãy đến tái khám định kì đầy đủ theo lịch hẹn.

Tốt nhất nên đợi một năm sau điều trị nếu muốn mang thai lại. Điều này là do mang thai có thể che giấu các biểu hiện của những biến chứng xảy ra sau điều trị chửa trứng. 

Tuy nhiên, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị, vì mỗi trường hợp thai phụ là riêng biệt và sẽ có những quyết định điều trị riêng.

Khi đã hoàn toàn khỏe mạnh, bạn có thể an toàn để mang thai lại và sinh con.

Mặc dù biết rằng các bệnh ung thư và biến chứng do chửa trứng là rất hiếm. Trên thực tế, Trường Y Đại học Pennsylvania khuyên rằng với phụ nữ có tiền sử chửa trứng hoặc có các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư, nên thận trọng và có kế hoạch sớm.

Tổng kết

Chửa trứng không phổ biến nhưng có thể xảy ra với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh. Chửa trứng có thể ảnh hưởng lâu dài và trầm trọng tới cảm xúc của người phụ nữ.

Thời gian điều trị và theo dõi sau đó cũng có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều quan trọng là chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt cho người phụ nữ sau bất kỳ loại sảy thai nào.

Trao đổi với bác sĩ về các nhóm hỗ trợ. Tâm sự với những phụ nữ khác cũng đã trải qua chửa trứng. Tư vấn trị liệu và tâm sự trò chuyện có thể giúp người phụ nữ hướng tới một thai kỳ và em bé khỏe mạnh trong tương lai không xa.

Câu hỏi liên quan

Theo các chuyên gia sản khoa, chửa trứng vẫn có thể khiến que thử thai xuất hiện 2 vạch. Chính điều này khiến cho một số phụ nữ cứ nghĩ là mình đang mang thai mà quên đi các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể.
Xem thêm
Khi tiến hành làm IVF, chất lượng phôi thai được đánh giá trong quá trình nuôi cấy. Khi đó, bác sĩ sẽ quan sát tiến trình phát triển của phôi và đánh giá chất lượng khi phôi được 3 và 5 ngày tuổi. Dựa vào kết quả phân tích chất lượng phôi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận phôi có đủ chất lượng để tiến hành chuyển phôi nếu phôi đạt chất lượng.
Xem thêm
Sau khi hút thai trứng, cần tránh những thực phẩm kích thích co bóp tử cung như: rau sam, mướp đắng. táo mèo, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chua, nước đậu, rượu, bia, nước ngọt có ga,... Vì những thực phẩm này cản trở quá trình hồi phục tử cung.
Xem thêm
Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai (được gọi là thai trứng toàn phần) hoặc có phôi thai bất thường (thai trứng bán phần).
Xem thêm
Dấu hiệu thai trứng cơ năng: Bị rong huyết âm đạo, Ốm nghén nặng, Vùng bụng dưới thường xuyên bị đau âm ỉ, khó chịu.
Xem thêm
Đối với trường hợp thai trứng trống, túi thai vẫn hình thành và phát triển nhưng lại không có phôi thai. Đây là lý do tại sao trứng trống cũng được xem là một hình thức hư thai.
Xem thêm
Khi phát hiện chửa trứng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể cho từng người: Nạo hút thai trứng, Phẫu thuật cắt tử cung,...
Xem thêm
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, buồng trứng ngưng hoạt động nên sự rụng trứng sẽ không diễn ra hay nói cách khác mang thai rồi trứng sẽ không rụng nữa.
Xem thêm
Hậu thai trứng là khoảng thời gian sau khi tiến hành điều trị chửa trứng: Toàn trạng, triệu chứng nghén, triệu chứng ra máu âm đạo, sự nhỏ lại của nang hoàng tuyến và sự co hồi tử cung, Siêu âm: tìm nhân di căn, theo dõi nang hoàng tuyến,...
Xem thêm
Chửa trứng là bệnh lí lành tính nhưng có thể biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi, gặp ở mọi lứa tuổi trong thời kì sinh đẻ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thai trứng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!