Chu kỳ không rụng trứng: Cách phát hiện và phương pháp điều trị

Khi bạn đang cố gắng mang thai, bạn sẽ chú ý hơn đến chu kì kinh nguyệt của mình. Trước hết, để có thai quá trình rụng trứng phải xảy ra.

Video: Dấu hiệu nhận biết các chu kì không rụng trứng

Người ta thường cho rằng kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng bình thường. Nhưng đáng ngạc nhiên là không phải lúc nào cũng vậy.

Trong điều kiện tối ưu, buồng trứng  của phụ nữ sẽ rụng trứng hàng tháng. Nhưng có thể có những chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Khi đó, bạn vẫn có thể cho rằng máu chảy ra là do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nhưng nếu chu kì đó không rụng trứng thì nó không được coi là một chu kì đúng nghĩa.

Nếu bạn đang cố gắng mang thai, việc tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và phương án điều trị chu kì không rụng trứng  là một điều vô cùng quan trọng. 

Một chu kỳ chu kì không rụng trứng là gì?

Đúng như tên gọi của nó, chu kỳ không rụng trứng 

y ra khi cơ thể người phụ nữ bỏ qua quá trình rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, buồng trứng giải phóng một quả trứng hay còn gọi là noãn.

Thông thường, một phụ nữ mới có kinh nguyệt thỉnh thoảng trải qua chu kỳ không rụng trứng. Tuy nhiên trong thực tế bạn có thể không nhận ra rằng mình đã từng trải qua chu kì không rụng trứng. Đó là bởi vì khi một người phụ nữ trải qua quá trình không rụng trứng, cô ấy vẫn có thể có kinh nguyệt bình thường. 

Trong một chu kỳ bình thường, việc sản xuất progesterone được kích thích bởi sự phóng thích của trứng. Hormone này giúp cơ thể phụ nữ duy trì kinh nguyệt đều đặn. Nhưng trong chu kỳ không rụng trứng, sự mất cân bằng nồng độ dẫn đến chảy máu. Người phụ nữ có thể nhầm sự ra máu này với kỳ kinh thực sự. 

Tại sao phụ nữ lại trải qua chu kỳ không rụng trứng?

Sự chảy máu này có thể do sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, hay được gọi là nội mạc tử cung hoặc gây ra bởi sự sụt giảm estrogen.

Chu kỳ không rụng trứng thường gặp nhất ở hai nhóm tuổi riêng biệt: 

  1. Phụ nữ mới có kinh nguyệt trong giai đoạn mới có kinh nguyệt, họ có thể trải qua những kì kinh không rụng trứng.
  2. Phụ nữ tiền mãn kinh: Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 khả năng cao có các chu kỳ không rụng trứng.

Do phụ nữ ở cả hai nhóm tuổi này, có nhiều thay đổi đang xảy ra với cơ thể của họ. Nồng độ hormone đột ngột thay đổi có thể làm xuất hiện chu kì không rụng trứng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác:

  • Trọng lượng cơ thể quá cao hoặc quá thấp 
  • Thói quen tập thể dục cực đoan 
  • Thói quen ăn uống 
  • Căng thẳng quá độ 

Một chu kỳ rụng trứng bình thường thường kéo dài từ 24-35 ngày.

Tại Hoa Kỳ, có 10%-18% các cặp vợ chồng gặp khó khăn khi mang thai hoặc khó mang thai. Xuất hiện chu kì không rụng trứng mạn tính là một lý do phổ biến của vô sinh. 

Làm thế nào để phát hiện một chu kỳ không rụng trứng?

Chẩn đoán chu kỳ không rụng trứng có thể được phát hiện khi phụ nữ không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Nhưng không phải mọi trường hợp đều vậy. 

Để chẩn đoán một chu kỳ không  rụng trứng, bác sĩ có thể kiểm tra:

Bác sĩ cũng có thể tiến hành siêu âm để đánh giá tử cung và buồng trứng của bạn. 

Điều trị trường hợp không rụng trứng như thế nào?

Kết quả từ các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. 

Nếu những chu kỳ này liên quan đến các tác nhân bên ngoài như chế độ  dinh dưỡng hoặc lối sống, thì các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ bao gồm điều chỉnh thói quen ăn uống và các hoạt động thể chất. Thay đổi cân nặng của bạn (tăng hoặc giảm cân theo chỉ dẫn của bác sĩ) cũng có thể khôi phục lại quá trình rụng trứng bị đình trệ.

Đôi khi sự mất cân bằng bên trong là lý do khiến người phụ nữ trải qua chu kỳ không rụng trứng. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hỗ trợ sinh sản. 

Những loại thuốc này được dùng để điều trị các nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Có những loại thuốc giúp các nang trứng trưởng thành, tăng estrogen và kích thích rụng trứng. 

Trong trường hợp buồng trứng xuất hiện u, phẫu thuật là một lựa chọn đáng được cân nhắc. 

Bước tiếp theo

Nếu bạn đang có chu kỳ không rụng trứng - các chu kỳ rất thưa và không đều – có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống. 

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí hơn, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng có thể rất hiệu quả. Hãy thử tuân thủ những thay đổi này trong ít nhất một vài tháng, và sau đó theo dõi xem chu kỳ hàng tháng của bạn có trở nên đều đặn hơn hay không. 

Nếu những thay đổi này dường như không tạo ra sự khác biệt hoặc nếu bạn không an tâm, hãy nói chuyện với bác sĩ. Để xác nhận rằng bạn có chu kỳ không rụng trứng và tìm phương pháp chữa trị thích hợp. 

Q:

Có nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn đang cố gắng mang thai và bị kinh nguyệt không đều? 

A:

Nếu bạn có tiền sử kinh nguyệt không đều và đang mong muốn có thai, bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai. Đôi khi kinh nguyệt không đều là một dấu hiệu của việc tăng nguy cơ vô sinh. Mặt khác, nếu bạn trên 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong sáu tháng, hoặc dưới 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong 12 tháng, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn vẫn chưa có thai. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ. 

(Tất cả nội dung đều mang tính chất cung cấp thông tin và không được coi là lời khuyên y tế.)

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!