Chế độ ăn uống khi thực hiện phẫu thuật nối tắt dạ dày.

Trước khi trải qua phẫu thuật nối tắt dạ dày, bạn phải đáp ứng đủ điều kiện để tham gia phẫu thuật, cũng như hiểu rõ những rủi ro và lợi ích mà nó đem lại.

Những người lớn đủ điều kiện tham gia phẫu thuật thường bị thừa đến hơn 45kg hoặc có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35.

Theo Hiệp hội Phẫu thuật điều trị béo phì và các bệnh chuyển hóa Hoa Kỳ (ASMBS), bạn có thể đủ điều kiện phẫu thuật nếu chỉ số BMI của bạn từ 30-35, có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do thừa cân gây ra và những phương pháp khác như thay đổi lối sống không có tác dụng giảm cân.

Để có thể tham gia phẫu thuật thì trước hết bạn nên tìm hiểu kĩ các thói quen ăn uống của mình, bởi vì chỉ có thói quen ăn uống lành mạnh mới có thể đảm bảo kết quả phẫu thuật của bạn có tác dụng tích cực và suốt đời.

Trước khi phẫu thuật, bạn cần phải lập kế hoạch cho một chế độ ăn uống đặc biệt, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn này cả trước và sau phẫu thuật.

Chế độ ăn trước phẫu thuật thường tập trung vào việc giảm lượng mỡ trong và xung quanh vùng gan. Điều này giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng trong quá trình phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại các hướng dẫn chung trong chế độ ăn của bạn. Chế độ ăn này thường chia thành từng giai đoạn theo tuần. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình hồi phục sau mổ, thích nghi với kích thước của dạ dày mới, cũng như tạo lập một thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Chế độ ăn trước phẫu thuật

Việc giảm cân trước phẫu thuật giúp làm giảm lượng mỡ trong và xung quanh vùng gan và bụng của bạn. Điều này cho phép bác sĩ có thể lựa chọn mổ nội soi thay vì mổ mở. Mổ nội soi là phẫu thuật ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh hơn và quá trình thực hiện thủ thuật cũng dễ dàng hơn.

Giảm cân trước phẫu thuật không chỉ giảm các nguy cơ trong quá trình phẫu thuật mà còn giúp bạn hình thành một thói quen ăn uống mới.

Các chuyên gia dinh dưỡng tại cơ sở y tế mà bạn thực hiện phẫu thuật sẽ hướng dẫn, xác lập chế độ ăn và mục tiêu giảm cân trước phẫu thuật cho bạn một cách cụ thể.

Chế độ ăn này sẽ bắt đầu ngay khi bạn thật sự hiểu rõ cuộc phẫu thuật của mình. Nếu bạn không giảm đủ số cân mà bác sĩ yêu cầu thì ca phẫu thuật có thể sẽ bị hoãn lại hoặc hủy bỏ. Chính vì lý do này mà bạn nên thay đổi chế độ ăn sớm nhất có thế.

Nguyên tắc chung

Chế độ của mỗi người sẽ khác nhau, tuy nhiên việc thay đổi lối sống vẫn dựa trên những nguyên tắc chung như sau:

  • Loại bỏ hoặc giảm bớt lượng chất béo bão hòa, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ và đồ ăn chiên rán
  • Loại bỏ hoặc giảm bớt thức ăn có nhiều carbohydrate, ví dụ như món tráng miệng nhiều đường, mì ống, khoai tây, bánh mì và các sản phẩm khác từ bánh mì.
  • Loại bỏ các loại đồ uống nhiều đường như nước trái cây và soda.
  • Kiểm soát chế độ tập luyện
  • Tránh việc ăn uống không lành mạnh
  • Không hút thuốc
  • Tránh sử dụng các chất không được bác sĩ khuyết nghị’
  • Tránh sử dụng các đồ uống có cồn
  • Không vừa ăn vừa uống các loại đồ uống khác
  • Bổ sung vitamin tổng hợp mỗi ngày
  • Sử dụng các loại sinh tố protein (protein shakes) hoặc các loại bột uống bổ sung protein

Bạn nên ăn gì?

Chế độ ăn trước khi phẫu thuật thường bao gồm protein shakes và những đồ ăn giàu protein, ít calo để dễ tiêu hóa.

Protein giúp củng cổ và bảo vệ các mô cơ. Cơ thể của bạn sẽ đốt cháy mỡ thay vì cơ để tạo ra năng lượng. Protein cũng giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, từ đó tăng tốc độ hồi phục cho cơ thể.

Gần ngày phẫu thuật, bạn có thể sẽ cần tuân theo chế độ ăn chủ yếu hoặc thậm chí là chỉ ăn đồ ăn lỏng. Tùy thuộc vào cân nặng và thể trạng của bạn mà bác sĩ có thể cho phép bạn ăn thêm một số thức ăn rắn trong thời gian này. Chúng có thể là cá, ngũ cốc nóng hoặc trứng lòng đào.

Trước phẫu thuật, hãy hỏi kĩ bác sĩ gây mê những điều mà bạn nên hoặc không nên làm trước phẫu thuật. Những lời khuyên từ bác sĩ có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Ví dụ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ăn đồ ăn lỏng giàu carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ.

Chế độ ăn sau phẫu thuật

Chế độ ăn sau phẫu thuật có thể chia thành một số giai đoạn. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ quyết định thời gian và chế độ ăn trong mỗi giai đoạn.

Tất cả các giai đoạn đều có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát kết quả sau phẫu thuật. Thói quen này cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm cân cũng như chế độ ăn trong tương lai của bạn.


Hình ảnh minh họa được chia sẻ từ nguồn: Baptist HealthHình ảnh minh họa được chia sẻ từ nguồn: Baptist Health

Giai đoạn 1: Chế độ ăn lỏng

Trong suốt giai đoạn này, dinh dưỡng mà bạn hấp thu chủ yếu phục vụ cho quá trình hồi phục sau mổ. Chế độ ăn này cũng giúp bạn giảm các biến chứng hậu phẫu.

Trong vài ngày đầu tiên, bạn chỉ được phép uống khoảng 28-56g đồ ăn lỏng hoàn toàn. Những đồ ăn này giúp dạ dày của bạn sớm được phục hồi mà không bị giãn ra do đồ ăn.

Sau khi ăn các đồ lỏng này, bạn có thể bổ sung thêm một số đồ uống khác như:

  • Cà phê hoặc trà đã tách bỏ caffein
  • Sữa tách béo
  • Súp loãng hoặc nước luộc thịt
  • Nước ép không đường
  • Thạch rau câu không đường
  • Kem que khhông đường

Giai đoạn 2: Chế độ ăn súp đặc

Khi có chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chuyển qua giai đoạn 2. Giai đoạn này bao gồm các món súp nghiền đặc, có tính đồng nhất tương tự các món pudding.

Nhiều loại thức ăn có thể được nghiền nhừ tại nhà bằng một máy chế biến đồ ăn, máy xay hoặc một số loại dụng cụ khác.

Những gia vị có tính cay có thể gây kích ứng dạ dày, vì vậy hãy tránh ăn đồ ăn cay nóng. Ngoài ra cũng nên tránh ăn các loại trái cây và rau quả có nhiều hạt, chẳng hạn như dâu tây hay kiwi. Bạn cũng nên tránh ăn các đồ ăn có chứa nhiều chất xơ, ví dụ như xúp lơ hay bông cải xanh.

  • Thay vào đó bạn có thế chọn những đồ ăn có thể nghiền nhỏ dễ dàng như:
  • Trái cây: táo dầm đường, chuối, trái cây đóng hộp, đào, mơ, lê, dứa, dưa.
  • Rau quả: rau bina (rau chân vịt), cà rốt, bí, đậu xanh.

Protein: Sữa chua, phô mai làm từ sữa tách kem, phô mai ricotta (của Ý, loại trắng, mềm), thịt bò, thịt gà, gà tây, cá trắng (cá tuyết, các rô phi, cá efin), trứng bác.

Trong giai đoạn đầu, các loại đồ ăn nhẹ nhàng (không có đồ ăn cứng) và các loại nước ép rau quả (nước ép cà chua, cà rốt, củ cải đường, cần tây, rau diếp, rau mùi tây, rau chân vịt, cải xoong) đều là những lựa chọn thích hợp.

Ngược lại thì ở giai đoạn này, việc ăn các đồ ăn thô hơn lại vô cùng quan trọng.

Giai đoạn 3: Chế độ ăn đồ mềm.

Có thể bạn sẽ không được ăn gì ngoài các loại súp đặc (giai đoạn 2) trong vài tuần. Khi có chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chuyển qua giai đoạn 3 và bắt đầu ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai như:

  • Trứng lòng đào
  • Thịt xay
  • Cá trắng nướng hoặc hấp
  • Trái cây đóng hộp, như đào hoặc lê.

Viếc ăn từng miếng nhỏ trong giai đoạn này rất quan trọng. Hãy ăn từng chút một và cố gắng kiểm soát tốt khẩu phần ăn của mình.

Hình ảnh minh họa được chia sẻ từ nguồn: Advance SurgicalHình ảnh minh họa được chia sẻ từ nguồn: Advance Surgical

Giai đoạn 4: Giai đoạn ổn định

Ở giai đoạn này, chế độ ăn của bạn sẽ bao gồm các loại đồ ăn rắn hơn. Thông thường, chế độ ăn này thường bắt đầu khoảng 2 tháng sau phẫu thuật.

Bởi vì hiện tại dạ dày của bạn đã nhỏ đi rất nhiều nên khi ăn, bạn vẫn cần phải thái mỏng hoặc cắt nhỏ thức ăn. Những miếng lớn có thể gây tắc nghẽn ở dạ dày, thậm chí gây đau, buồn nôn, nôn mửa.

Dần dần thử thêm các loại đồ ăn mới để cảm nhận và xác định chính xác những loại thức ăn mà dạ dày của bạn có thể chịu đựng và những loại mà bạn nên tránh. Loại bỏ tất cả các loại thực phẩm khiến bạn cảm thấy đau/khó chịu ở bụng, nôn hoặc buồn nôn.

Những đồ ăn và thức uống mà bạn nên tránh trong giai đoạn 4:

  • Rau quả giàu chất xơ hoặc sợi, như đậu Hà Lan
  • Bắp rang bơ
  • Lõi ngô
  • Đồ uống có ga, như soda và nước khoáng xenxe
  • Thịt cứng
  • Đồ ăn chiên rán
  • Đồ ăn giòn, như bánh quy, granola (hỗn hợp yến mạch, các loại hạt, trái cây khô…), hạt chia, hạt có nhân tách vỏ.
  • Hoa quả sấy khô
  • Bánh mì hoặc các sản phẩm từ bánh mì, như bánh nướng xốp (muffin)

Khoảng 4 tháng sau phẫu thuật, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường.

Tuy nhiên, việc kiểm soát khẩu phần ăn vẫn rất quan trọng. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn có đầy đủ trái cây, rau quả, protein nạc và các loại carbohydrate lành mạnh. Tránh ăn các loại đồ ăn không lành mạnh chứa nhiều chất béo, carbohydrate và calo.

Một chế độ ăn tốt là khi nó cung cấp đủ chất dinh dưỡng để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà không bị tăng cân trở lại.

Nguyên tắc chung cho chế độ ăn hậu phẫu

Những nguyên tắc cho chế độ ăn hậu phẫu cũng được dùng để áp dụng trong chế độ ăn trong suốt quãng thời gian sau này của bạn, bao gồm:

  • Ăn uống chậm rãi
  • Cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn của mình
  • Lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu cảm thấy bản thân không thể ăn được bất cứ loại đồ ăn nào, ví như đồ chiên rán hoặc đồ ăn cay, thì bạn đừng cố ăn nó.
  • Tránh ăn các loại thức ắn nhiều chất béo và nhiều đường.
  • Thưởng thức các món đồ uống bạn thích giữa các bữa ăn chứ không phải trong bữa ăn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước
  • Chỉ ăn từng miếng thức ăn nhỏ mỗi lần và cố gắng nhai thật kĩ.
  • Bổ sung đủ vitamin mà bác sĩ khuyến nghị

Những thay đổi trong lối sống sau phẫu thuật

Bạn có thể sẽ cảm thấy có động lực để bắt đầu hoặc tiếp tục kế hoạch tập luyện thể dục của mình. Tuy nhiên, ngay sau phẫu thuật, bạn vẫn cần có thời gian để cơ thể hồi phục. Vì vậy mà bạn nên đi lại chậm rãi.

Những bài tập với các động tác nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc bơi lội, sẽ là lựa chọn phù hợp trong tháng đầu sau phẫu thuật. Cũng rất tốt nếu bạn tập những bài tập yoga với các tư thế đơn giản, giãn cơ và bài tập hít thở sâu.

Nguồn: National Bariatric LinkNguồn: National Bariatric Link

Trong vài tháng tới, bạn có thể từ từ xây dựng các phương pháp tập tạ để tạo cơ bắp (Strength Training) và bài tập Cardio (giúp đốt cháy mỡ và kiểm soát nhịp tim).

Hãy chú ý quan tâm đến các hoạt động hằng ngày tương tự như các bài tập thể dục, bởi vì những thay đổi đơn giản trong lối sống hàng ngày cũng góp phần tăng cường sức khỏe cho bạn, ví dụ như:

  • Đi bộ thay vì đi xe buýt
  • Đỗ xe xa chỗ bạn cần đến hơn để có thêm một quãng đường đi bộ
  • Đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy.

Biến chứng phẫu thuật

Tuân thủ chế độ ăn hợp lý trước và sau phẫu thuật có thể giúp bạn tránh được các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như mất nước, buồn nôn và táo bón.

Tắc nghẽn dạ dày

Đôi khi, mối nối giữa dạ dày và ruột non có thể bị hẹp lại. Tình trạng này có thể xảy ra ngày cả khi bạn luôn cẩn thận trong chế độ ăn của mình.

Nếu bạn bị buồn nôn, nôn mửa, hoặc đau dạ dày hơn 2 ngày, hãy thông báo các triệu chứng này cho bác sĩ của bạn biết, bởi vì nó có thể là một dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn dạ dày.

Hội chứng dạ dày rỗng nhanh

Việc kiểm soát khẩu phần ăn, ăn uống chậm rãi và tránh xa các loại thức ăn nhiều chất béo và nhiều đường cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng dạ dày rỗng nhanh sau mổ. Hội chứng này thường xảy ra nếu đồ ăn hoặc đồ uống đi vào ruột non quá nhanh hoặc với số lượng quá lớn.

Vừa ăn vừa uống cùng một lúc cũng có thể gây ra hội chứng này. Bởi vì chúng có khả năng làm tăng khối lượng thức ăn đi vào ruột non.

Hội chứng này có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong chế độ ăn hậu phẫu. Chúng bao gồm các triệu chứng sau:

Theo kinh nghiệm, để tránh mắc phải hội chứng này bạn nên dành ít nhất nửa tiếng cho một bữa ăn.

Hãy chọn các thực phẩm ít béo và ít/không đường. Đợi sau ăn khoảng 30-45 phút nếu muốn uống bất kì loại nước nào, và nhớ rằng luôn uống nhấp từng ngụm nhỏ, một cách chậm rãi.

Tổng kết

Phẫu thuật nối tắt dạ dày có thể mở ra cho bạn một khởi đầu mới về sức khỏe và sự cân đối.

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước đang chờ đợi bạn để đi đến thành công cuối cùng. Đó là việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn mà bác sĩ tư vấn trước và sau khi phẫu thuật. Chế độ ăn này có thể bảo vệ bạn khỏi những biến chứng của ca phẫu thuật và cũng là những nguyên tắc chung để bạn biết cách tạo lập một chế độ ăn uống lành mạnh cho riêng mình trong tương lai.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!