7 điều cần biết về đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Tai biến mạch máu não xảy ra khi cơ thể ngừng cung cấp máu lên não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất, và nó phát triển do tắc nghẽn các động mạch xung quanh não.

Video nguy cơ thầm lặng dẫn đến đột quỵ não 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 ở Mỹ. 

Khoảng 87% các trường hợp đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 

Trong bài viết này, chúng tôi giải thích nguyên nhân của đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cách nhận biết khi một cơn đột quỵ xảy ra, cách phòng ngừa và điều trị. 

Nguyên nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do xơ vữa động mạch, do các chất béo tích tụ mảng bám cholesterol trong mạch máu. 

Khi quá nhiều mảng bám tập trung tại một vị trí, nó có thể làm tắc nghẽn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng. 

Cục máu đông có thể dính vào mảng bám tích tụ khi đi qua các mạch máu, điều này cũng tạo ra tắc nghẽn. 

  • Động mạch cảnh ở cổ là các mạch máu cung cấp máu cho não. Nếu mảng bám làm tắc động mạch cảnh (bệnh động mạch cảnh), có thể gây ra đột quỵ. 
  • Xơ vữa động mạch phần lớn không có triệu chứng. Do đó, nhiều người không biết mình bị xơ vữa động mạch cho đến khi họ bị đột quỵ hoặc trải qua các tình trạng khác do hậu quả động mạch bị tắc nghẽn gây nên, chẳng hạn như một cơn đau tim.

Các yếu tố nguy cơ 

Các yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bệnh động mạch cảnh là như nhau. 

Chúng bao gồm: 

  • Cao huyết áp: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.
  • Bệnh đái tháo đường có khả năng cao hơn gấp 4 lần mắc bệnh động mạch cảnh.
  • Xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch cảnh: Mắc một trong hai bệnh này hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Rung nhĩ (Afib): Khoảng 15% trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người có Afib.
  • Mức độ cholesterol: Mức độ cao của cholesterol lipoprotein mật độ thấp “xấu” (LDL) hoặc mức độ thấp của cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) “tốt” có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch.
  • Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn đến huyết áp cao, mỡ máu cao và thừa cân. Những điều này làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám động mạch.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa và thực phẩm giàu cholesterol, muối và đường có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường, tích tụ mảng bám, huyết áp cao và mỡ máu cao.
  • Trên 55 tuổi: Nguy cơ đột quỵ tăng ở những người trên 55 tuổi và tăng lên sau mỗi thập kỷ của cuộc đời. 

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) trước đây cũng là nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. TIA, hay “tai biến mạch não thoáng qua”, là tình trạng máu lên não bị tắc nghẽn tạm thời. 

Các triệu chứng của TIA cũng giống như các triệu chứng của đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng chúng thường kéo dài dưới 5 phút và không gây tổn thương vĩnh viễn. Khoảng 1/3 tổng số những người bị TIA sẽ bị đột quỵ nặng hơn trong vòng 1 năm.  

Hút thuốc và đột quỵ do thiếu máu cục bộ 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ theo một số cách. 

Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ khác góp phần gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ do: 

  • Tăng tích tụ mảng bám trong mạch máu
  • Làm cho máu dễ đông hơn
  • Đẩy mức mỡ máu lên
  • Thu hẹp mạch máu
  • Làm giảm tính đàn hồi lớp nội mạc của mạch máu

Tất cả những yếu tố này đều khiến nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. 

Phân loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Việc cung cấp máu lên não bị gián đoạn gây ra tất cả các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể bắt đầu ở các vùng khác nhau của cơ thể và có thể xảy ra do các loại tắc nghẽn khác nhau: 

Nhồi máu não loại emboli: Điều này xảy ra khi một cục máu đông, một mảnh mảng bám hoặc một vật thể khác hình thành ở một bộ phận khác của cơ thể và di chuyển đến các mạch máu não.

Nhồi máu não loại thrombose: Loại đột quỵ này xảy ra khi một cục huyết khối hoặc cục máu đông hình thành tại chỗ bên trong mạch máu não bị tổn thương trong mạch máu trong não.  

Triệu chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất và can thiệp sớm là rất quan trọng. Nguồn ảnh: neuronclinic.co.inĐột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất và can thiệp sớm là rất quan trọng. Nguồn ảnh: neuronclinic.co.in 

Đột quỵ có thể đe dọa tính mạng, vì vậy điều quan trọng là phải đi khám ngay nếu các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường ảnh hưởng đến một nửa cơ thể và diễn biến nhanh chóng. 

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) khuyên mọi người nên nhớ FAST Đây là viết tắt của:

F = Mặt xệ xuống: Mọi người có thể nhận thấy một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê. Có thể kiểm tra triệu chứng này bằng cách yêu cầu người đó mỉm cười hoặc thè lưỡi.

Nếu miệng cười không đều, hoặc lưỡi  lệch sang một bên miệng thay vì ở giữa, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 

A = Yếu cánh tay: Không thể nhấc một cánh tay lên hoặc cảm thấy yếu hoặc tê ở một cánh tay có thể gợi ý rằng một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ đang xảy ra. 

S = Vấn đề về giọng nói: Những vấn đề này có thể bao gồm việc không thể nói hoặc lặp lại một câu rõ ràng. 

T = Thời gian gọi cấp cứu 115: Gọi cấp cứu ngay về việc ghi nhận các chỉ số khác của đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 

Ngoài nhanh chóng, đột quỵ cũng có thể khiến các triệu chứng sau xuất hiện đột ngột: 

  • Đi lại khó khăn
  • Chóng mặt
  • Ngã mà không có nguyên nhân xác định
  • Đột ngột không thể hiểu được lời nói
  • Lú lẫn, giảm nhận thức
  • Các vấn đề về thị lực tiến triển nhanh chóng
  • Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân 

Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Não được cung cấp máu giàu oxy liên tục, vì vậy sự tắc nghẽn chỉ kéo dài trong vài phút có thể bắt đầu gây tổn thương và phá hủy các tế bào não.

Với đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị và điều trị kịp thời là điều cần thiết để sống sót.

Một người đang trải qua một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần được điều trị khẩn cấp, có thể bao gồm những điều sau đây: 

Dùng thuốc: Nhân viên cấp cứu sẽ tiêm chất kích hoạt plasminogen mô (tPA), là một loại thuốc làm tan cục máu đông, qua tĩnh mạch ở cánh tay. 

Thuốc này phải dùng trong vòng 4 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đột quỵ thì mới có tác dụng như mong muốn. Cơ hội hồi phục tùy thuộc vào thời gian nhận được một mũi tiêm tPA.

Phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông: Sau khi tiêm tPA, người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể được phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ.

Điều này liên quan đến việc loại bỏ cục máu đông bằng một ống thông, và các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật này trong vòng 6 giờ kể từ khi các triệu chứng bắt đầu. 

Phòng ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ. Nguồn ảnh: Healthplus.vnTập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ. Nguồn ảnh: Healthplus.vn

Ngay cả những người có các yếu tố nguy cơ hoặc tiền sử đột quỵ có thể thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và cải thiện sức khỏe tổng thể: 

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Cao huyết áp và mỡ máu không có các triệu chứng rõ ràng. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là cách duy nhất để biết liệu chúng có xuất hiện hay không. Xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe có thể giúp phát hiện sớm bệnh, và điều trị kịp thời.
  • Tập thể dục thường xuyên: Một lối sống năng động làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ máu cao và các bệnh lý khác làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Tuân theo chế độ ăn uống tốt cho tim mạch: Chế độ ăn uống nên ít chất béo “xấu”, chẳng hạn như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Mọi người cũng nên hạn chế muối. Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh và chất đạm có thể giúp họ duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu một người thừa cân hoặc béo phì, đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Tránh hút thuốc và hút thuốc tự động: Hút thuốc và hít phải khói thuốc có thể gây tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến đột quỵ.
  • Tìm hiểu về tiền sử gia đình: Cung cấp thông tin về tiền sử gia đình bị đột quỵ hoặc TIA với bác sĩ.
  • Dùng aspirin hàng ngày: Bác sĩ có thể khuyến nghị những người có nguy cơ đặc biệt cao bị đau tim hoặc đột quỵ và ít nguy cơ chảy máu dùng aspirin hàng ngày. Các hướng dẫn không còn khuyến cáo việc sử dụng rộng rãi aspirin cho mục đích này, do nguy cơ chảy máu cao.
  • Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng: Ngủ 7–8 giờ và thực hiện các bước để giảm căng thẳng, chẳng hạn như các bài tập thư giãn, có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Tổng kết 

Đột quỵ có thể đáng sợ và xảy ra ở bất kỳ người khoẻ mạnh nào.

Biết các dấu hiệu cảnh báo và cấp cứu nhanh chóng là những cách quan trọng nhất để cải thiện tiên lượng sau đột quỵ.

Nếu một người bạn hoặc thành viên trong gia đình bị đột quỵ, mọi người không nên đưa họ đến bệnh viện. Thay vào đó, họ nên gọi xe cấp cứu để nhân viên y tế chăm sóc nhanh nhất có thể. 

Xe cấp cứu có thể đưa bệnh nhân đến bệnh viện, nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc đột quỵ tốt nhất, không phải nhất thiết là cơ sở y tế gần nhất.

Phản ứng nhanh chóng cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của một người sau đột quỵ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!