CH3CHO + O2 → CH3COOH | Andehit axetic ra Axit axetic | CH3CHO ra CH3COOH

Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học CH3CHO + O2 → CH3COOH đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... một số bài tập liên quan có đáp án. Mời các bạn đón xem:

CH3CHO + O2 → CH3COOH

1. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic

CH3CHO + O2 \overset{t^{o},Mn^{2+}  }{\rightarrow} CH3COOH

2. Điều kiện để phản ứng CH3CHO ra CH3COOH

Nhiệt độ, xúc tác: ion Mn2+

3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

3.1. Bản chất của CH3CHO (Andehit axetic)

- Trong phản ứng trên CH3CHO là chất khử.

- Với xúc tác và nhiệt độ thích hợp, CH3CHO phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với O2 cho ra axit axetic CH3COOH.

3.2. Bản chất của O2 (Oxi)

Trong phản ứng trên O2 là chất oxi hoá.

4. Mở rộng các phương pháp điều chế Axit axetic CH3COOH

4.1. Cacbonyl hóa methanol

Methanol tác dụng với cacbon monoxit tạo thành axit axetic:

CH3OH + CO → CH3COOH

Quá trình liên quan đến chất trung gian iodometan, xúc tác là phức chất kim loại với 3 bước sau:

CH3OH + HI → CH3I + H2O

CH3I + CO → CH3COI

CH3COI + H2O → CH3COOH + HI

4.2. Oxy hóa axetaldehit

Trong công nghiệp, Axit axetic CH3COOH được sản xuất từ butan C4H10 có xúc tác và nhiệt độ

2C4H10+ 3O2→ 4CH3COOH + 2H2O

4.3. Phương pháp lên men trong điều kiện hiếu khí

Phương pháp lên men chậm

Cho axit axetic CH3COOH vào thùng gỗ sồi thể tích 250- 300l, trống 1/5 thể tích lượng axit axetic rồi đổ thêm nước ép nho vào đến khi được 1/2 thùng.

Tiến hành lên men ở nhiệt độ thường. Quá trình kéo dài vài tuần. Kiểm tra rượu còn 0.3- 0.5% thì lấy giấm ra, bổ sung thêm dinh dưỡng mới vì nếu để lâu, chất lượng giấm sẽ giảm.

5. Tính chất hóa học của Andehit

5.1. Phản ứng cộng hiđro

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

5.2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

        HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −→ H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

TQ: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.

Hay: 2CH3-CH=O + O2 −tº, xt→ 2CH3-COOH

        2R-CHO + O2 −tº, xt→ 2R-COOH

Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

5.3. Tác dụng với brom và kali pemanganat

Anđehit rất dễ bị oxi hoá, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hoá thành axit cacboxylic, thí dụ :

        RCH=O + Br+ H2O → R-COOH + 2HBr

* Chú ý : Đối với HCHO phản ứng xảy ra như sau :

        HCH=O + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr

6. Bài tập vận dụng (có đáp án)

Câu 1. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 2. Hiện nay nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

A. etanol.

B. etan.

C. axetilen.

D. etilen.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 2 mol CO2. Chất X tác dụng được với K, tham gia phản ứng tráng bạc với phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.

B. HOOC-CH=CH-COOH.

C. HO-CH2-CH=CH-CHO.

D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

X: có 4C, có chứa nhóm OH hoặc COOH, nhóm -CHO và có 1 liên kết đôi C=C

Chú ý phản ứng RCHO + Br2 + H2O => RCOOH + 2HBr không phải là phản ứng cộng

Câu 4. Cho 6,8 gam một chất hữu cơ A (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo của A là

A. CH≡C-[CH2]2-CHO.

B. CH2=C=CH-CHO.

C.  CH≡C–CH2CHO .

D. CH3-C≡C-CHO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

nAg= 21,6 /108 = 0,2 mol → nX= 0,1 mol ( cả 4 Đáp án đều anđehit đơn chức)

nAg = 0,2 mol < nAgNO3 phản ứng = 0,3 mol.

Nên X có nối 3 đầu mạch

MX = 68 = R + 29 → R= 39 (C3H3-)

Câu 5. Cho các nhận định sau:

(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.

Số nhận định đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NHtạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Đốt cháy hoàn toàn anđehit no, đơn chức, mạch hở, thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

B. Anđehit axetic làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.

C. Axit fomic có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol etylic tạo thành etyl axetat gọi là phản ứng este hóa.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Có bao nhiêu anđehit 2 chức có công thức đơn giản nhất là C2H3O?

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Anđehit có CTPT dạng C2nH3nOn (anđehit no, mạch hở, n chức)

Do anđehit no, mạch hở, có n chức nên độ bất bão hòa: k = n

Ta có: H = 2C + 2 - 2k => 3n = 2.2n + 2 - 2n => n = 2

Vậy công thức công cấu tạo của anđehit là C4H6O2

=> Có 2 đồng phân: HOC-CH2-CH2-CHO; CH3CH(CHO)2

Câu 8. Có thể dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ancol etylic, glixerol, dung dịch anđehit axetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

A. Cu(OH)2/OH-

B. Quỳ tím

C. Kim loại Na

D. dd AgNO3/NH3.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng thuốc thử Cu(OH)2/OH− để nhận biết các chất mất nhãn

 

C3H5(OH)3

CH3CHO

C2H5OH

Cu(OH)2/OH- (to thường)

Phức màu xanh

Không phản ứng

Không phản ứng

Cu(OH)2/OH- đun nóng

 

Kết tủa đỏ gạch

Không phản ứng

Phương trình hóa học

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3→ [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

phức màu xanh

CH3CHO + 2Cu(OH)2→ CH3COOH + Cu2O + 2H2O

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol anđehit A no, mạch hở, đơn chức thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 49,6 gam. Anđehit A là

A. C2H4O

B. C3H6O2

C. C4H8O

D. C5H10O

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Đốt cháy anđehit no, mạch hở đơn chức thu được nCO2 = nH2O = a mol

=> mCO2 + mH2O = 49,6 => 44a + 18a = 49,6 => a = 0,8 mol

=> số C trong A = nCO2 / nA = 0,8 / 0,2 = 4

=> Công thức phân từ của A là C4H8O

Câu 10. Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là

A. (CH3)2CHCHO.

B. (CH3)2CH-CH2CHO.

C. (CH3)3C-CH2CHO.

D. (CH3)3CCHO.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Hợp chất A có khả năng tráng bạc do đó  A chứa gốc –CHO

Ancol chứa C bậc IV => có dạng (CH3)3C-R-CHO

Vì M < 90 => 57 + R + 29 < 90 => R = 0

CTCT của A là (CH3)3CCHO.

Xem thêm các phương trình phản ứng hóa học khác:

CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → CH3COONH4 + NH4NO3 + Ag | CH3CHO ra Ag

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O | C2H5OH ra CH3CHO

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O l Axit axetic ra Etyl axetat l CH3COOH ra CH3COOC2H5

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O | C2H5OH ra CH3COOH | Rượu etylic ra axit axetic

CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O | CH3COOH ra (CH3COO)2Cu

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!