Cấu trúc và chức năng của gan. Các bệnh lý thường gặp, cách phòng ngừa

Gan là tạng lớn nhất cơ thể, chiếm tới 2% trọng lượng cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan là cơ quan thiết yếu cho đời sống vì thực hiện rất nhiều hoạt động chuyển hóa cần thiết cho sự ổn định nội môi, dinh dưỡng và đề kháng. Nếu gan không hoạt động, chúng ta không thể sống sót.

Video Các bệnh lý thường gặp ở gan và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Vị trí, cấu tạo của gan 

Vị trí của gan nằm ngay dưới cơ hoành; chủ yếu ở phần trên bên phải của ổ bụng, phần ít hơn lấn sang vùng bụng trên bên trái. 

Gan có màu đỏ nâu khi còn tươi. Mặc dù chắc và đàn hồi, gan rất dễ vỡ. Về hình thể ngoài, gan giống như một quả dưa hấu cắt chếch, có 2 mặt và 1 bờ. Mặt hoành (mặt ngoài) nhẵn, lồi áp vào cơ hoành và mặt tạng (mặt dưới) gồ ghề hơn do có ấn của các tạng xung quanh, giao giữa mặt hoành và mặt tạng ở phía trước có một bờ gọi là bờ dưới (bờ sắc).

Theo hình thái giải phẫu bên ngoài, gan được chia thành 4 thùy: thùy phải, thùy trái, thùy vuông, thùy đuôi. Còn theo đường đi của ống mật và mạch máu trong gan, gan được chia thành 2 phần là phần phải và phần trái bao gồm có 8 hạ phân thùy. Mỗi hạ phân thùy ước tính có khoảng 1000 tiểu thùy. Tiểu thùy gan là đơn vị cấu trúc cũng như đơn vị chức năng của gan. Mỗi tiểu thùy gan có cấu trúc hình đa giác, ở giữa hình đa giác là tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy.

So với phần còn lại của cơ thể, gan có một lượng máu đáng kể chảy qua, ước tính khoảng 13% lượng máu của cơ thể nằm trong gan tại bất kỳ thời điểm nào.

Chức năng của gan

Các chức năng chính của gan liên quan đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Bao gồm:

  • Chuyển hóa các chất
  • Cung cấp và dự trữ năng lượng
  • Thải độc, làm cho chất độc ít có hại cho cơ thể hơn và loại bỏ chúng khỏi máu

Gan thực hiện điều này bằng cách nhận máu có các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa thông qua tĩnh mạch cửa. Các tế bào gan sẽ tiếp nhận và lọc máu này bằng cách xác định:

  • Chất dinh dưỡng nào cần được chuyển hóa
  • Cái nào nên được lưu trữ
  • Cái nào cần được loại bỏ qua phân
  • Cái nào sẽ trở lại máu

Gan dự trữ vitamin cũng như các khoáng chất như đồng và sắt, giải phóng nếu cơ thể cần. Gan cũng giúp chuyển hóa chất béo trong chế độ ăn uống, dự trữ chất béo hoặc giải phóng chúng dưới dạng năng lượng.

Gan sản xuất khoảng 800 - 1000 mililit mật mỗi ngày. Mật này được vận chuyển qua ống mật chủ đến ruột non. Ruột non sử dụng mật để phân giải chất béo. Lượng mật dư thừa được lưu trữ trong túi mật.

Gan chuyển hóa protein. Sản phẩm phụ của quá trình này là amoniac, có thể gây độc cho cơ thể với một lượng lớn. Gan biến amoniac độc hại thành urê và giải phóng urê vào máu - nơi thận bài tiết nó qua nước tiểu.

Gan cũng phân giải rượu trong máu cũng như nhiều loại thuốc.

Ngoài ra, gan còn có nhiều chức năng quan trọng khác như:

  • Tạo ra các yếu tố của hệ thống miễn dịch 
  • Tạo ra các protein chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu
  • Phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ và bị hư hỏng
  • Dự trữ lượng đường cho cơ thể dưới dạng glycogen

Khi xem xét tất cả các chức năng, có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của gan đối với sức khỏe của bạn.

Khả năng tái tạo của gan

Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Điều này có nghĩa là sau một chấn thương hoặc phẫu thuật cắt bỏ nhu mô gan, gan có thể phát triển trở lại ở một mức độ nhất định. Gan tái tạo bằng cách các tế bào gan hiện có sẽ to ra, sau đó mới bắt đầu nhân lên.

Trong vòng 1 tuần sau khi cắt bỏ 2/3 lá gan, gan có thể trở lại trọng lượng như trước khi phẫu thuật.  

Bệnh lý của gan

Xơ gan là tình trạng mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh. (nguồn: medscape.com)

Có rất nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng đến gan và các chức năng của nó. Một số có thể điều trị khỏi trong khi số khác thì không. 

Ví dụ về các bệnh lý phổ biến của gan:

Viêm gan tự miễn

Bệnh lý này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và phá hủy các mô gan khỏe mạnh. Viêm gan tự miễn có thể dẫn đến xơ gan và các tổn thương gan khác.

Teo đường mật bẩm sinh

Là một tình trạng ảnh hưởng xấu đến đường mật và lưu lượng mật từ khi sinh ra. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây sẹo gan và ảnh hưởng đến mô gan. May mắn thay, có những phương pháp điều trị cho bệnh lý này.

Xơ gan

Xơ gan là tình trạng mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra xơ gan, bao gồm sử dụng rượu quá mức trong thời gian dài, viêm gan mãn tính hoặc các rối loạn di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như bệnh Wilson.

Bệnh rối loạn sắc tố di truyền (Hemochromatosis)

Bệnh này gây ra tình trạng dư thừa sắt tích tụ trong cơ thể. Quá nhiều sắt có thể gây hại cho gan.

Viêm gan A

Viêm gan A do virus gây viêm gan. Các loại viêm gan do virus có các ký tự khác nhau, bao gồm A, B, C, D và E. Mỗi loại có nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Viêm gan A phổ biến hơn ở các nước đang phát triển thiếu nước sạch và hệ thống vệ sinh kém. Hầu hết mọi người có thể khỏi bệnh viêm gan A mà không bị suy gan hoặc các biến chứng lâu dài.

Viêm gan B

Viêm gan B có thể gây nhiễm trùng ngắn hạn hoặc dài hạn. Khả năng lây nhiễm viêm gan B khá lớn thông qua đường máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con hay dùng chung vật dụng cá nhân có dính máu với người bệnh. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và ung thư. Hiện nay, tiêm vắc xin ngừa viêm gan B là cách dự phòng viêm gan B hiệu quả nhất.

Viêm gan C

Viêm gan C có thể là một bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh lây lan phổ biến nhất khi tiếp xúc với máu có virus viêm gan C, chẳng hạn như dùng chung kim tiêm không sạch để tiêm chích ma túy hoặc xăm mình. Con đường lây lan ít phổ biến hơn là quan hệ tình dục không được bảo vệ với người bị nhiễm bệnh. Bệnh này có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Đây là những bệnh lý do chất béo tích tụ trong gan. Lượng chất béo dư thừa có thể làm tổn thương gan, gây viêm. Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu là một dạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nghiêm trọng hơn có gây ra sẹo hoặc xơ hóa. Những người béo phì và có các tình trạng liên quan đến béo phì, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. 

Các triệu chứng của bệnh lý ở gan

Vàng da là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý ở gan. (nguồn: dhawy.com)

Có hơn 100 loại bệnh về gan. Nhiều bệnh bắt đầu như các triệu chứng giống cúm và tiến triển thành các dấu hiệu tổn thương gan nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như vàng da và nước tiểu sẫm màu.

Các triệu chứng khác của các bệnh về gan bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau khớp
  • Khó chịu hoặc đau dạ dày
  • Chảy máu mũi
  • Mạch máu bất thường trên da (dấu sao mạch)
  • Ngứa da
  • Cảm thấy yếu ớt
  • Ham muốn tình dục thấp 

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Vàng da và mắt 
  • Nhầm lẫn, khó suy nghĩ rõ ràng
  • Bụng bị chướng, tích tụ dịch trong bụng (cổ trướng)
  • Phù chân 
  • Bất lực
  • Vú to ở nam giới
  • Gan to
  • Nước tiểu đậm màu
  • Phân màu nhạt
Dấu hiệu bụng bị chướng, tích tụ dịch trong bụng (cổ trướng) ở bệnh nhân xơ gan. (nguồn: medihelp365)

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Phòng ngừa bệnh lý của gan


Tiêm vắc xin để phòng để ngừa viêm gan A và viêm gan B. (nguồn: aarp.org)

Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh:

  • Tiêm phòng ngừa viêm gan A và viêm gan B
  • Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su
  • Không dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng chăm sóc cá nhân (dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v.)
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng vì có thể ảnh hưởng đến gan 
  • Hạn chế uống rượu vì gan phải làm việc rất nhiều để phân hủy các chất độc từ rượu
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với chất xơ và các chất béo tốt như từ cá

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, nằm ở vị trí giữa ổ bụng, dưới lồng ngực, phía bên tay phải và tiếp giáp với nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Xem thêm
Nước đậu xanh; Nước bí đao; Nước gạo lứt; Nước rau má; Nước đậu đen; Trà xanh...
Xem thêm
Gan có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể với nhiều chức năng khác nhau. Khi chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Giải độc gan là điều cần thiết giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm
Lá rau má; Lá trà xanh; Lá mã đề; Lá Atiso; Lá bồ công anh...
Xem thêm
Ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, gan còn đảm nhiệm chức năng dự trữ vitamin và khoáng chất như vitamin A,B,C,D,E, sắt và đồng.
Xem thêm
Do đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Chúng phải làm việc không ngừng để lọc máu, sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, trữ vitamin, khoáng chất…. Bên cạnh đó, gan thường xuyên tiếp xúc với các độc tố từ môi trường, thực phẩm có chứa thành phần độc hại…gây suy giảm chức năng gan. Bạn cần tới sự thanh lọc, giải độc gan để gan hoạt động bình thường.
Xem thêm
Dưới đây là 7 cách thải độc gan đơn giản mà bạn có thể tham khảo và áp dụng: Uống nhiều nước; Tinh bột nghệ; Tỏi; Trà xanh; Bưởi; Đậu xanh...
Xem thêm
Thuốc giải độc gan Liverite Liver Aid; Thuốc bổ gan Mega Liver; Thuốc giải độc gan Tuệ Linh; Thuốc giải độc gan Boganic;...
Xem thêm
Cà phê; Bột yến mạch; Trà xanh; Tỏi; Quả mọng; Bưởi...
Xem thêm
Dưới đây là một số thực phẩm có thể chế biến đồ uống nhằm giúp người nóng gan cải thiện tình trạng này: Bưởi và chanh; Các hạt ngũ cốc; Các hạt ngũ cốc; Bông atiso...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gan
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!