Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập xác định, tập giá trị, khoảng đồng biến và khoảng
149
16/01/2024
Bài 6.56 trang 26 SBT Toán 10 Tập 2: Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập xác định, tập giá trị, khoảng đồng biến và khoảng nghịch biến của chúng.
a) y = |x – 1| + |x + 1|;
b) .
Trả lời
a)
y = |x – 1| + |x + 1|
Hàm số có tập xác định là: D = ℝ
.
Trên khoảng (–∞; –1), đồ thị hàm số là đường thẳng y = –2x
Trên nửa khoảng [–1; 1), đồ thị hàm số là đường thẳng y = 2 (song song với trục Ox)
Trên nửa khoảng [1; +∞), đồ thị hàm số là đường thẳng y = 2x
Khi x = –1 thì y = 2 nên đồ thị hàm số đi qua điểm (–1; 2)
Khi x = 1 thì y = 2 nên đồ thị hàm số đi qua điểm (1; 2)
Ta vẽ được đồ thị hàm số như sau:
Dựa vào đồ thị có:
- Tập giá trị của hàm số là T = [2; +∞).
- Đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải trên khoảng (–∞; –1), đi lên trên từ trái sang phải trên khoảng (1; +∞), và song song với trục Ox trên khoảng (–1; 1).
Do đó, hàm số này nghịch biến trên khoảng (–∞; –1), đồng biến trên khoảng (1; +∞), và là hàm hằng trên (–1; 1).
b)
Tập xác định hàm số là D = ℝ.
Đồ thị hàm số là đường thẳng y = x + 1 trên khoảng (–∞; –1), đường thẳng này đi qua điểm (–2; –1) và (–3; –2).
Đồ thị hàm số là parabol y = x2 – 1 trên nửa khoảng [–1; +∞), parabol này có đỉnh (0; –1), trục đối xứng x = 0 (trục Oy) và đi qua điểm (–1; 0) và (1; 0).
Ta vẽ được đồ thị hàm số như sau:
Dựa vào đồ thị ta có:
- Tập giá trị của hàm số là: T = ℝ.
- Đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải trên các khoảng (–∞; –1) và (0; +∞), đi xuống từ trái sang phải trên khoảng (–1; 0).
Do đó, hàm số này đồng biến trên khoảng (–∞; –1) và (0; +∞), nghịch biến trên khoảng (–1; 0).
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 17: Dấu của tam thức bậc hai
Bài 18: Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài tập cuối chương 6
Bài 19: Phương trình đường thẳng
Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách
Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ