Tính giá trị của biểu thức P = a . b – 3(17 – a + 2b) trong mỗi trường hợp sau: a) a = 15 và b = –28

Bài 6 trang 93 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Tính giá trị của biểu thức P = a . b – 3(17 – a + 2b) trong mỗi trường hợp sau:

a) a = 15 và b = –28;

b) a = –6 và b = 11;

c) a = –17 và b = –3.

Trả lời

a) Thay a = 15 và b = –28  vào biểu thức P, ta được:

P = 15 . (–28) – 3 . [17 – 15 + 2 . (–28)]

= (–420) – 3 . [2 + (–56)]

= (–420) – 3 . (–54)

= (–420) + 162

= –258.

Vậy với a = 15 và b = –28 thì P = –258.

b) Thay a = –6 và b = 11 vào biểu thức P, ta được:

P = (–6) .11 – 3. [17 – (–6) + 2 . 11]

= (–66) – 3 . (17 + 6 + 22)

= (–66) – 3 . 45

= (–66) – 135

= –201.

Vậy với a = 15 và b = –28 thì P = –201.

c) Thay a = –6 và b = 11 vào biểu thức P, ta được:

P = (–17) . (–3) – 3. [17 – (–17) + 2 . (–3)]

= 17 . 3 – 3 . (17 + 17 – 6)

= 17 . 3 – 3 . 28

= 3 . (17 – 28)

= 3 . (–11)

= –33.

Vậy với a = –6 và b = 11 thì P = –33.

Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 40. Biểu đồ cột

Bài 41. Biểu đồ cột kép

Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm

Bài 43. Xác suất thực nghiệm

Ôn tập chương 9

Bài tập ôn tập cuối năm

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả