Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?
Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?
Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?
Chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên con mắt tinh tường trong sự chiêu dụng người tài của Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng khẳng định sự bản lĩnh, sức mạnh của Yết Kiêu.
2. Viết
Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị.
Trả lời:
* Tìm ý
- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?
- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo…).
- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).
- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nưỡ; tình cảm với quê hương…).
* Lập dàn ý
Sắp xếp các ý dã tìm được vào từng phần để thành dàn ý
- Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.
- Thân bài:
+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).
+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…).
- Kết bài:
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.
* Viết mở bài
Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.
3. Nói và nghe
Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.
Trả lời:
- Xác định vấn đề trình bày: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.
- Xác định mục đích nói
- Xác định đối tượng người nghe
- Xác định không gian và thời gian nói
- Tìm ý và lập dàn ý
Dàn ý:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và hiếu thắng. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính hiếu thắng).
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tính kiêu căng: là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu.
Tính hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.
b. Phân tích
Tính kiêu căng và hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng...
Tính kiêu căng và hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…
Để kiềm chế tính kiêu căng và hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương...
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội cũng có nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.
3. Kết bài
Khẳng định lại tác hại của tính kiêu căng và hiếu thắng đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành đọc: Giá không có ruồi