Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh ngắn nhất
*Trước khi đọc
Trả lời:
Nhân vật lịch sử mà em thích nhất là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Người đã ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cản phá quân Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Trấn nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết.
Trả lời:
Nguyễn Huệ (1755 - 1792), còn gọi là vua Quang Trung, là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai chính quyền phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỉ thứ 18.
*Đọc văn bản
Trả lời:
Kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh là quân Tây Sơn sẽ thắng vì họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đánh bất ngờ. Đặc biệt, còn dựa vào tài cầm quân của vua Quang Trung.
Câu 2 trang 21 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Em có đoán đúng kết quả trận đánh không?
Trả lời:
Em đã đoán đúng kết quả trận đánh.
*Sau khi đọc
Trả lời:
Đoạn trích có thể chia ra làm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “…ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân 1788”): Khi nghe tin Quân Thanh đã đóng chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế rồi thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Phần 2 (Tiếp theo đến “….tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Kể về cuộc hành quân thần tốc cùng chiến thắng lừng lẫy mà nghĩa quân Tây Sơn đã dành được
- Phần 3 (Còn lại): Nói đến sự thất bại của quân Thanh, tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Trả lời:
- Nhân vật được đề cập: Nguyễn Văn Tuyết, Bắc Bình Vương, Nguyễn Nhạc, Hàm Hổ Hầu, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống.
- Sự kiện lịch sử:
+ Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
+ Trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa
+ Sự bỏ chạy của vua Lê
Trả lời:
Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta thì giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
Những công việc mà Bắc Bình Vương đã làm: tế cáo trời đất cùng với các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung, lễ xong, hạ lệnh xuất quân.
Những chi tiết đó cho thấy Bắc Bình Vương là một quân tử yêu nước, thương dân, là người có tầm nhìn xa trông rộng và có tài thao lược cầm binh.
Trả lời:
Quang Trung chính là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông đã chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Đối với vị anh hùng dân tộc này, cảm hứng của tác giả là ngợi ca và tự hào về một trang tuấn kiệt đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ bảo vệ dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất đất nước
Trả lời:
- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết: Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài; gấp rút chạy đến Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc; đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi; cùng ăn với bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới; cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt…
=> Phân tích: Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung. Lê Chiêu Thống không xứng đáng với vị thế của bậc quân vương. Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”. Bằng một giọng văn chậm rãi tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương nhu nhược trong lịch sử nước nhà.
Trả lời:
Chủ đề của tác phẩm: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán.
Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung => Qua đó làm nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán trong lịch sử nước nhà.
Trả lời:
Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao. Tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua.
Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…
*Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Trả lời:
Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy thế, truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt đao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất". Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh liền dùng ống phun khói lửa, toả khói mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát sau đó, trời chuyến gió, kẻ địch thành ra tự đốt mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai dội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Trước đó nhà vua Tây Sơn đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc đó, quân Thanh lại càng sợ tìm lối tắt đế trốn. Chợt lại thấy voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết hàng vạn người.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Thực hành tiếng Việt trang 24
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)