Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 ngắn nhất
*BIỆT NGỮ XÃ HỘI
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
b. Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.
Trả lời:
a. Từ "gà" là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, từ gà chỉ một loại gia cầm. Nhưng ở đây lại đặt trong ngữ cảnh của một tổ chức đang tuyển thí sinh => "gà" ở đây có thể hiểu là những thành viên mới, những con người mới.
b. Từ "tủ" ở đây là biệt ngữ xã hội bởi theo từ điển, tủ là vật dụng để chứa đồ bên trong. Trong bối cảnh thi cử và ôn tập, tủ là để chỉ việc học sinh không chịu ôn tập kĩ càng tất cả kiến thức cần thiết mà chỉ ôn những phần mà mình nghĩ sẽ thi vào.
(Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)
Trả lời:
Người kể chuyện phải giải thích cụm từ "đánh một tiếng bạc lớn" để cho người đọc có thể hiểu được nội dung câu chuyện. Việc tác giả sử dụng như vậy giúp người đọc hiểu được vấn đề và nội dung mà tác giả muốn nói tới.
- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?
- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.
Trả lời:
Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội như vậy giúp người đọc có thể hiểu được bối cảnh xã hội thu nhỏ của một nhóm người cụ thể như: lao động, nông dân,... Và hình dung ra được cuộc sống của những con người ấy diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn hiện lên sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào bối cảnh câu chuyện và những gì nhân vật đã trải qua.
Khi đọc các tác phẩm văn học mà gặp phải những biệt ngữ xã hội thì việc chúng ta cần làm phải tìm hiểu ngữ cảnh trong bài để xác định xem biệt ngữ đó thuộc về lớp người nào, bối cảnh nào.
a. – Cậu ấy là bạn con đấy à?
- Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?
b. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?
- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.
Trả lời:
a. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.
b. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Quang Trung đại phá quân Thanh
Thực hành tiếng Việt trang 24
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)