So sánh: a) 36 : (– 6) và 0; b) (– 15) : (– 3) và (– 63) : 7
Toán 6 trang 87 Bài 2: So sánh:
a) 36 : (– 6) và 0;
b) (– 15) : (– 3) và (– 63) : 7.
Toán 6 trang 87 Bài 2: So sánh:
a) 36 : (– 6) và 0;
b) (– 15) : (– 3) và (– 63) : 7.
a) Ta có: 36 : (– 6) = – (36 : 6) = – 6 < 0
Vậy 36 : (– 6) < 0.
b) Ta có: (– 15) : (– 3) = 15 : 3 = 5 > 0
(– 63) : 7 = – (63 : 7) = – 9 < 0
Do đó: 5 > – 9
Vậy (– 15) : (– 3) > (– 63) : 7.
Nhận xét: Qua bài ta, ta thấy rằng:
+ Thương của một số nguyên dương và một số nguyên âm (Thương của hai số nguyên khác dấu) là một số nguyên âm và nó nhỏ hơn 0.
+ Thương của hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương và nó lớn hơn 0.
Vậy ta có thể nhẩm nhanh việc so sánh các câu ở bài tập này như sau:
a) Vì 36 : (– 6) là thương của hai số nguyên khác dấu nên thương này là một số nguyên âm và nó nhỏ hơn 0.
Vậy 36 : (– 6) < 0.
b) Vì (– 15) : (– 3) là thương của hai số nguyên cùng dấu nên nó là một số nguyên dương và (– 63) : 7 là thương của hai số nguyên khác dấu nên nó là một số nguyên âm.
Vậy (– 15) : (– 3) > (– 63) : 7.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 5: Phép nhân các số nguyên
Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên