Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ
119
21/11/2023
Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.74) và trả lời các câu hỏi:
Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?
Trả lời
- Hầu hết các câu thơ đều có sự xuất hiện của yếu tố tượng trưng, giúp cho bài thơ có cách thể hiện độc đáo ấn tượng.
+ “Thời gian qua kẽ tay”. Nó lặng lẽ chạm vào ta rồi lướt qua nhanh chóng đến không tưởng. Con người trầm ngâm cảm nhận từng dấu ấn đi “qua kẽ tay” để rồi vấn vương, nuối tiếc. Câu thơ năm chữ mở đầu đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Thời gian quý giá nhưn mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Và trong khi len qua kẽ tay ta, thoát khỏi sự níu giữ của con người, thời gian đã thật vô tình “Làm khô những chiếc lá”. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Những chiếc lá mới hôm nào còn mơn mởn, nay trở nên héo úa. Thanh xuân của con người cũng vậy, tươi đẹp và ngắn ngủi, chẳng mấy chốc ta đã đặt một chân vào ngưỡng cửa tuổi già.
+ “Rơi” ở đây là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi buồn đau, hụt hẫng khi mọi điều dấu yêu vụt khỏi tầm tay.
+ …
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch