Một nhóm học sinh có 7 người. Bạn Linh nhóm trưởng thống kê số giờ tham
104
20/12/2023
Bài 25 trang 19 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Một nhóm học sinh có 7 người. Bạn Linh nhóm trưởng thống kê số giờ tham gia hoạt động tập thể trong một tháng của các thành viên như bảng sau:
a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Tính số giờ chênh lệch giữa các thành viên có số giờ tham gia hoạt động tập thể nhiều nhất và ít nhất.
c) Tính số giờ tham gia hoạt động tập thể trung bình của mỗi thành viên trong nhóm.
Trả lời
Quan sát bảng ta thấy số giờ tham gia hoạt động tập thể của 7 học sinh là:
- Nguyễn Văn An: 24 giờ;
- Trần Hữu Bắc: 22 giờ;
- Trần Quang Chính: 18 giờ;
- Lương Minh Đức: 16 giờ;
- Đỗ Văn Hà: 22 giờ;
- Lê Hồng Hạnh: 21 giờ;
- Nguyễn Thùy Linh: 30 giờ.
a) Đối tượng thống kê là 7 học sinh của nhóm, tiêu chí thống kê là số giờ tham gia hoạt động tập thể trong một tháng của các thành viên trong nhóm.
b) Ta có 16 < 18 < 21 < 22 < 24 < 30.
Nên số giờ tham gia hoạt động của thành viên nhiều nhất là 30 giờ (Nguyễn Thùy Linh) và ít nhất là 16 giờ (Lương Minh Đức).
Số giờ chênh lệch giữa các thành viên có số giờ tham gia hoạt động tập thể nhiều nhất và ít nhất là:
30 – 16 = 14 (giờ)
Vậy số giờ chênh lệch giữa các thành viên có số giờ tham gia hoạt động tập thể nhiều nhất và ít nhất là 14 giờ.
c) Tổng số giờ tham gia hoạt động tập thể của các thành viên trong nhóm là:
24 + 22 + 19 + 16 + 22 + 21 + 30 = 154 (giờ).
Số giờ tham gia hoạt động tập thể trung bình của mỗi thành viên trong nhóm là:
154 : 3 = 22 (giờ).
Vậy số giờ tham gia hoạt động tập thể trung bình của mỗi thành viên trong nhóm là 22 giờ.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Bài 4: Xác suất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản
Bài ôn tập cuối chương 4
Bài 1: Phân số với tử và mẫu là số nguyên
Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương
Bài 3: Phép cộng. Phép trừ phân số