Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm
Bài 3 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm).
a) Tính thể tích của khối gỗ.
b) Tính diện tích toàn phần của khối gỗ.
Bài 3 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm).
a) Tính thể tích của khối gỗ.
b) Tính diện tích toàn phần của khối gỗ.
a) Quan sát Hình 8 ta thấy khối gỗ được ghép bởi hai khối hộp chữ nhật.
+ Khối hộp chữ nhật ở phía dưới có kích thước là 10 dm, 8 dm và 10 dm, do đó thể tích của khối hộp chữ nhật phía dưới là: V1 = 10 . 8 . 10 = 800 (dm3).
+ Khối hộp chữ nhật ở phía trên có:
- Chiều dài là 10 dm;
- Chiều rộng là: 10 – 2 – 2 = 6 (dm);
- Chiều cao là: 12 – 8 = 4 (dm).
Thể tích của khối hộp chữ nhật ở phía trên là: V2 = 10 . 6 . 4 = 240 (dm3).
Vậy thể tích của khối gỗ là V = V1 + V2 = 800 + 240 = 1 040 (dm3).
b) Có thể xem khối gỗ là hình lăng trụ có đáy hình gồm 2 hình chữ nhật ghép lại với nhau và chiều cao là h = 10 dm.
Chu vi đáy là: CVđáy = 10 + 8 + 2 + 4 + 6 + 4 + 2 + 8 = 44 (dm).
Diện tích xung quanh của khối gỗ là: Sxq = CVđáy . h = 44 . 10 = 440 (dm2).
Diện tích hai mặt đáy là: S2đáy = 2 . (10 . 8 + 6 . 4) = 208 (dm2).
Diện tích toàn phần của khối gỗ là: Stp = Sxq + S2đáy = 440 + 208 = 648 (dm2).
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Hình học phẳng