Mô hình một ngôi nhà có kích thước như Hình 7. Tính thể tích của mô hình ngôi nhà

Bài 2 trang 63 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Mô hình một ngôi nhà có kích thước như Hình 7. Tính thể tích của mô hình ngôi nhà.

Sách bài tập Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời

Cách 1:

Quan sát Hình 7 ta thấy mô hình ngôi nhà gồm hai hình lăng trụ đứng (lăng trụ đứng tam giác và lăng trụ đứng tứ giác) ghép với nhau cùng có chiều cao là h = 17 cm.

+ Hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình chữ nhật với các kích thước là 45 cm và 20 cm nên diện tích đáy này là: S1 = 45 . 20 = 900 (cm2).

Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V1 = S1 . h = 900 . 17 = 15 300 (cm3).

+ Hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác có chiều cao là 18 cm và cạnh đáy ứng với chiều cao đó có độ dài là 45 cm nên diện tích đáy này là: S2 = 12 . 18 . 45 = 405 (cm2).

Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V2 = S2 . h = 405 . 17 = 6 885 (cm3).

Vậy thể tích của mô hình ngôi nhà là: V = V1 + V2 = 15 300 + 6 885 = 22 185 (cm3).

Cách 2:

Có thể xem mô hình ngôi nhà là hình lăng trụ có đáy là hình gồm một tứ giác và tam giác ghép lại và chiều cao h = 17 cm.

Diện tích mặt đáy là: S = 45 . 20 + 12 . 18 . 45 = 1 305 (cm2).

Thể tích của mô hình ngôi nhà là: V = S . h = 1 305 . 17 = 22 185 (cm3).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Bài tập cuối chương 3

Hình học phẳng

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả