Gieo ngẫu nhiêu xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Mặt xuất hiện của xúc
124
30/12/2023
Bài 34 trang 28 SBT Toán 7 Tập 2:
Gieo ngẫu nhiêu xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5”;
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4”.
Trả lời
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với xúc xắc là:
A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
a) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có hai số là ước của 5 là: 1, 5.
Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5” là: mặt 1 chấm, mặt 5 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5” là:
b) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có hai số là số chẵn không chia hết cho 4 là: 2, 6.
Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4” là: mặt 2 chấm, mặt 6 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
Xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4” là:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến