Biểu đồ cột kép ở Hình 21 biểu diễn kết quả điểm trung bình Học kì II của các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân

Bài 27 trang 25 SBT Toán 7 Tập 2:

Biểu đồ cột kép ở Hình 21 biểu diễn kết quả điểm trung bình Học kì II của các môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, của hai học sinh Lan và Hà ở một trường trung học cơ sở.

Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương V - Cánh diều (ảnh 1)

Chênh lệch tổng số điểm trung bình Học kì II các môn trên của hai học sinh Lan và Hà là:

A. 1,5 điểm;

B. 1,1 điểm;

C. 0,8 điểm;

D. 1,3 điểm.

Trả lời

‒ Nhìn vào cột (màu đậm) của biểu đồ cột kép ở Hình 21 biểu thị kết quả điểm trung bình Học kì II môn Ngữ văn của bạn Lan, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 8,2 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là điểm trung bình môn. Vậy điểm trung bình môn Ngữ Văn của bạn Lan là 8,2.

Tương tự như trên, ta xác định được điểm trung bình môn Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học của bạn Lan lần lượt là: 6,3; 9,1; 8,4; 9,2; 7,7; 8,9; 8,5.

Do đó, tổng điểm trung bình Học kì II các môn của bạn Lan là:

8,2 + 6,3 + 9,1 + 8,4 + 9,2 + 7,7 + 8,9 + 8,5 = 66,3.

‒ Nhìn vào cột (màu nhạt) của biểu đồ cột kép ở Hình 21 biểu thị kết quả điểm trung bình Học kì II môn Ngữ văn của bạn Hà, ta thấy trên đỉnh cột đó ghi số 6,5 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là điểm trung bình môn. Vậy điểm trung bình môn Ngữ Văn của bạn Hà là 6,5.

Tương tự như trên, ta xác định được điểm trung bình môn Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học của bạn Hà lần lượt là: 9,3; 9,1; 8,2; 6,9; 8,8; 7,5; 8,7.

Do đó, tổng điểm trung bình Học kì II các môn của bạn Hà là:

6,5 + 9,3 + 9,1 + 8,2 + 6,9 + 8,8 + 7,5 + 8,7 = 65.

Chênh lệch tổng số điểm trung bình Học kì II các môn trên của Lan và Hà là:

66,3 – 65 = 1,3.

Vậy ta chọn phương án D.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

Bài tập cuối chương 5

Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số

Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến

Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả