Bốn học sinh An, Bình, Minh, Hằng đã sắp xếp thời gian luyện tập cho giải Bóng rổ năng khiếu. Biểu đồ ở Hình 23
97
30/12/2023
Bài 31 trang 27 SBT Toán 7 Tập 2:
Bốn học sinh An, Bình, Minh, Hằng đã sắp xếp thời gian luyện tập cho giải Bóng rổ năng khiếu. Biểu đồ ở Hình 23 biểu diễn thời gian luyện tập trong ngày của bốn bạn đó.
a) Lập bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn học sinh trên theo mẫu sau:
Học sinh
|
An
|
Bình
|
Minh
|
Hằng
|
Thời gian
(phút)
|
?
|
?
|
?
|
?
|
b) Tính tỉ số giữa thời gian luyện tập của bạn Bình với tổng thời gian luyện tập của ba bạn An, Minh, Hằng.
c) Thời gian luyện tập của bạn Hằng bằng bao nhiêu phần trăm thời gian luyện tập của bạn An?
Trả lời
a) Nhìn vào biểu đồ Hình 23 biểu diễn thời gian luyện tập trong ngày của bốn bạn An, Bình, Minh, Hằng, ta thấy trên đỉnh cột tương ứng ghi số 60, 70, 50, 45 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là thời gian (phút). Từ đó ta có bảng số liệu thống kê thời gian luyện tập của bốn học sinh như sau:
Học sinh
|
An
|
Bình
|
Minh
|
Hằng
|
Thời gian
(phút)
|
60
|
70
|
50
|
45
|
b) Thời gian luyện tập của bạn Bình là: 70 phút.
Tổng thời gian luyện tập của ba bạn An, Minh, Hằng là: 60 + 50 + 45 = 155 (phút).
Tỉ số giữa tổng số giữa thời gian luyện tập của bạn Bình với tổng thời gian luyện tập của ba bạn An, Minh, Hằng là: .
Vậy tỉ số giữa thời gian luyện tập của bạn Bình với tổng thời gian luyện tập của ba bạn An, Minh, Hằng bằng
c) Thời gian luyện tập của bạn Hằng là: 45 phút;
Thời gian luyện tập của bạn An là: 60 phút.
Tỉ số phần trăm thời gian luyện tập của bạn Hằng so với thời gian luyện tập của bạn An là:
. 100% = 75%.
Vậy thời gian luyện tập của bạn Hằng bằng 75% thời gian luyện tập của bạn An.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến