Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm
119
16/01/2024
Bài 25 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2:
Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) A: “Lần thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm”;
b) B: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo bằng 7”;
c) C: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 3”;
d) D: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất là số nguyên tố”;
e) E: “Số chấm xuất hiện lần thứ nhất nhỏ hơn số chấm xuất hiện lần thứ hai”.
Trả lời
Không gian mẫu của trò chơi trên là tập hợp Ω = {(i; j) | i; j = 1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Do đó n(Ω) = 36.
a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 5), (2; 5), (3; 5), (4; 5), (5; 5), (6; 5).
Tức là, A = {(1; 5), (2; 5), (3; 5), (4; 5), (5; 5), (6; 5)}.
Vì thế, n(A) = 6.
Vậy xác suất của biến cố A là: .
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 6), (6; 1), (2; 5), (5; 2), (3; 4), (4; 3).
Tức là, B = {(1; 6), (6; 1), (2; 5), (5; 2), (3; 4), (4; 3)}.
Vì thế, n(B) = 6.
Vậy xác suất của biến cố B là: .
c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: (1; 2), (1; 5), (2; 1), (2; 4), (3; 3), (3; 6), (4; 2), (4; 5), (5; 1), (5; 4), (6; 3), (6; 6).
Tức là, C = {(1; 2), (1; 5), (2; 1), (2; 4), (3; 3), (3; 6), (4; 2), (4; 5), (5; 1), (5; 4), (6; 3), (6; 6)}.
Vì thế, n(C) = 12.
Vậy xác suất của biến cố C là: .
d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố D là: (2; 1), (2; 2), (2; 3), (2; 4), (2; 5), (2; 6), (3; 1), (3; 2), (3; 3), (3; 4), (3; 5), (3; 6), (5; 1), (5; 2), (5; 3), (5; 4), (5; 5), (5; 6).
Tức là, D = {(2; 1), (2; 2), (2; 3), (2; 4), (2; 5), (2; 6), (3; 1), (3; 2), (3; 3), (3; 4), (3; 5), (3; 6), (5; 1), (5; 2), (5; 3), (5; 4), (5; 5), (5; 6)}.
Vì thế, n(D) = 18.
Vậy xác suất của biến cố D là: .
e) Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là: (1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (1; 6), (2; 3), (2; 4), (2; 5), (2; 6), (3; 4), (3; 5), (3; 6), (4; 5), (4; 6), (5; 6).
Tức là, E = {(1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (1; 6), (2; 3), (2; 4), (2; 5), (2; 6), (3; 4), (3; 5), (3; 6), (4; 5), (4; 6), (5; 6)}.
Vì thế, n(E) = 15.
Vậy xác suất của biến cố E là: .
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 5: Xác suất của biến cố
Bài tập cuối chương 6
Bài 1: Tọa độ của vectơ