Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện
120
16/01/2024
Bài 24 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2:
Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Phát biểu mỗi biến cố sau dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện:
a) C = {(1; 1)};
b) D = {(1; 6); (6; 1)};
c) G = {(3; 3); (3; 6); (6; 3); (6; 6)};
d) E = {(1; 1); (1; 3); (1; 5); (3; 3); (3; 1); (3; 5); (5; 5); (5; 1); (5; 3)}.
Trả lời
a) Xem xét phần tử của biến cố C, ta thấy số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1.
Vậy biến cố C còn được phát biểu như sau: “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1”.
b) Xem xét các phần tử của biến cố D, ta thấy |1 – 6| = |6 – 1| = 5.
Vậy biến cố D còn được phát biểu như sau: “Giá trị tuyệt đối của hiệu số chấm giữa hai lần gieo là 5”.
c) Xem xét các phần tử của biến cố G, ta thấy 3 và 6 đều là hai số chia hết cho 3.
Vậy biến cố G còn được phát biểu như sau: “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều chia hết cho 3”.
d) Xem xét các phần tử của biến cố E, ta thấy:
⦁ 1.1 = 1 (kết quả là số lẻ);
⦁ 1.3 = 3 (kết quả là số lẻ);
⦁ 1.5 = 5 (kết quả là số lẻ);
⦁ 3.3 = 9 (kết quả là số lẻ);
⦁ 3.5 = 15 (kết quả là số lẻ);
⦁ 5.5 = 25 (kết quả là số lẻ).
Vậy biến cố E còn được phát biểu như sau: “Tích số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là số lẻ”.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm
Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 5: Xác suất của biến cố
Bài tập cuối chương 6
Bài 1: Tọa độ của vectơ