Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng

Câu hỏi trang 164 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 102 Hiến pháp năm 2013)

Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. (Điều 107 Hiến pháp năm 2013)

Câu hỏi: Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ về chức năng của Tòa án nhân dân, Viện Kiếm sát nhân dân.

Trả lời

Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân: bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật.

- Chức năng của Viện kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả