Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Điểm C thuộc đường tròn sao cho AC > CB

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Điểm C thuộc đường tròn sao cho AC > CB, C khác A và B. Kẻ CH vuông góc với AB tại H; kẻ OI vuông góc với AC tại I.

a) Chứng minh 4 điểm C, H, O, I cùng thuộc một đường tròn.

b) Kẻ tiếp tuyến Ax của đường tròn (O; R), tia OI cắt Ax tại M, chứng minh OI.OM = R2. Tính độ dài đoạn thẳng OI biết OM = 2R và R = 6cm.

Trả lời
Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Điểm C thuộc đường tròn sao cho AC > CB (ảnh 1)

a) Gọi N là trung điểm của OC

Ta có: ΔOHC vuông tại H (CHAB tại H)

Mà HN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OC(N là trung điểm của OC)

Nên HN = \(\frac{{OC}}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

Mà ON = CN = \(\frac{{OC}}{2}\)(N là trung điểm của OC)

Nên HN = ON = CN (1)

Ta có: ΔOCI vuông tại I (OI AC tại I)

Mà IN là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OC(N là trung điểm của OC)

Nên IN = \(\frac{{OC}}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

Mà CN = ON = \(\frac{{OC}}{2}\)(N là trung điểm của CO)

Nên IN = CN = ON (2)

Từ (1) và (2) suy ra NI = NO = NC = NH

Hay I,O,C,H cùng thuộc một đường tròn (đpcm)

b) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔMAO vuông tại A có AI là đường cao ứng với cạnh huyền OM, ta được:

OI.OM = OA2 mà OA = R (A (O;R))

nên OI.OM = R2 (đpcm)

Vì OM = 2R và R = 6cm nên OM = 2.6 = 12 (cm)

Thay OM = 12cm và R=6cm vào biểu thức OI.OM = R2, ta được:

OI12 = 62 = 36

hay OI = 3 cm

Vậy: Khi OM = 2R và R = 6cm thì OI = 3cm.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả