1) Ta có: \(\widehat {AFB} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Tứ giác AHEF có: \(\widehat {AFE} + \widehat {AHE} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \), mà hai góc này ở vị trí đối nhau
Nên AHEF là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính AE.
2) Do AHEF nội tiếp nên \[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]
Xét ΔHAI và ΔHEB có:
\[\widehat {IAH} = \widehat {BEH}\]
\(\widehat {AHI} = \widehat {EHB} = 90^\circ \)
Suy ra: ΔHAI ∽ ΔHEB (g.g)
⇒ \(\frac{{HA}}{{HE}} = \frac{{HI}}{{HB}}\)
⇒ HA.HB = EH.HI
3) Ta có: \(\widehat {IFE} = 90^\circ \)⇒ F thuộc đường tròn đường kính (IE)
Gọi G là trung điểm của IE suy ra ΔIFE nội tiếp đường tròn tâm G.
Đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF cắt AE tại M nên M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác IEF hay IFEM nội tiếp đường tròn (G)
⇒ \(\widehat {IME} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) ⇒ IM ⊥ ME (1)
Mà ΔIAB có hai đường cao IH, BF cắt nhau tại E
⇒ E là trực tâm suy ra AE ⊥ IM (2)
Từ (1) và (2) suy ra ME, AE trùng nhau suy ra \(\widehat {AMB} = 90^\circ \)⇒ M ∈ (O)
4) Áp dụng định lý Pitago vào ΔOHD ⊥ H ta có:
R2 = OD2 = HO2 + HD2
⇒ 2R2 = 2HO2 + 2HD2
= (HO + HD)2 + (HO – HD)2 ≥ (HO + HD)2
⇒ HO + HD ≤ \(R\sqrt 2 \)
Chu vi tam giác OHD min = HO + HD + OD = \(R\sqrt 2 \) + R
Dấu “=” xảy ra khi: OH + HD = \(R\sqrt 2 \) và có OH2 + HD2 = R2
Suy ra: OH = HD = \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\).