Cho ∆ABC có các tia phân giác của góc B và góc A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ
Cho ∆ABC có các tia phân giác của góc B và góc A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại M, cắt AC tại N. Cho BM = 2cm, CN = 3cm. Tính MN.
Cho ∆ABC có các tia phân giác của góc B và góc A cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại M, cắt AC tại N. Cho BM = 2cm, CN = 3cm. Tính MN.
Vì O là giao điểm của hai tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {CAB}\) (gt).
Suy ra, CO là phân giác của \(\widehat {ACB}\) (tính chất 3 đường phân giác của tam giác)
⇒ \(\widehat {ACO} = \widehat {BCO}\) (1) (tính chất tia phân giác của một góc)
BO là phân giác của \(\widehat {ABC}\) (gt) ⇒ \(\widehat {OBA} = \widehat {OBC}\) (2) (tính chất tia phân giác của một góc)
Vì MN // BC (gt) ⇒ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\widehat {MOB} = \widehat {OBC}\,\,\,\left( 3 \right)}\\{\widehat {NOC} = \widehat {OCB}\,\,\,\left( 4 \right)}\end{array}} \right.\) (so le trong)
Từ (1) và (4) suy ra \(\widehat {NOC} = \widehat {NCO}\)
⇒ ∆NOC cân tại N (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
⇒ NO = NC = 3 cm (tính chất tam giác cân)
Từ (2) và (3) ⇒ \(\widehat {MOB} = \widehat {MBO}\) ⇒ ∆MOB cân tại M (dấu hiệu nhận biết tam giác cân)
⇒ MB = MO = 2 cm (tính chất tam giác cân)
⇒ MN = MO + ON = 2 + 3 = 5 cm.
Vậy MN = 5 cm.