Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố được gọi là khí hiếm
371
22/10/2023
Bài 1.13 trang 15 Toán 7 Tập 1: Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố được gọi là khí hiếm.
Khí hiếm
|
Điểm đông đặc (oC)
|
Điểm sôi (oC)
|
Argon (A – gon)
|
–189,2
|
–185,7
|
Helium (Hê – li)
|
–272,2
|
–268,6
|
Neon (Nê – on)
|
–248,67
|
–245,72
|
Krypton (Kríp – tôn)
|
–156,6
|
–152,3
|
Radon (Ra – đôn)
|
–71,0
|
–61,8
|
Xenon (Xê – nôn)
|
–111,9
|
–107,1
|
(Theo britannica.com)
a) Khí hiếm nào có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton?
b) Khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon?
c) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần;
d) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần.
Trả lời
a) Để tìm được khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của khí Krypton thì ta đi so sánh số –156,6 chỉ điểm đông đặc của Krypton với các số chỉ điểm đông đặc của các khí khác trong cột “Điểm đông đặc” ở bảng trên.
Ta thấy –156,6 > –189,2 > –248,67 > –272,2, do đó khí hiếm Argon, Neon, Helium có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton.
Vậy khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon, Helium.
b) Để tìm được khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của khí Argon thì ta đi so sánh số –185,7 chỉ điểm sôi của Argon với các số chỉ điểm đông đặc của các khí khác trong cột “Điểm sôi” ở bảng trên.
Ta thấy –185,7 < –152,3 < –107,1 < –61,8, do đó khí hiếm Krypton, Xenon, Radon có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon.
Vậy khí hiếm có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là: Krypton, Xenon, Radon.
c) Theo bảng trên ta thấy –272,2 < –248,67 < –189,2 < –156,6 < –111,9 < –71,0 nên các khí hiếm có điểm đông đặc tương ứng theo thứ tự tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon.
Vậy khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon.
d) Theo bảng trên ta thấy –61,8 > –107,1 > –152,3 > –185,7 > –245,72 > –268,6 nên các khí hiếm có điểm sôi tương ứng theo thứ tự giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium.
Vậy các khí hiếm sắp xếp theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ
Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ
Luyện tập chung trang 14, 15
Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ
Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế
Luyện tập chung trang 24