Ba bạn An, Bình, Cường đang chơi cùng nhau. An gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối (viết tắt là xúc xắc) hai lần. Nếu kết quả gieo
417
13/06/2023
Hoạt động khám phá 1 trang 77 Toán lớp 10 Tập 2: Ba bạn An, Bình, Cường đang chơi cùng nhau. An gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối (viết tắt là xúc xắc) hai lần. Nếu kết quả gieo hai lần gieo ra hai mặt có số chấm khác nhau thì Bình thắng. Ngược lại, nếu kết quả hai lần gieo ra hai mặt có số chấm giống nhau thì Cường thắng.
a) Trước khi An gieo con xúc xắc, có thể biết bạn nào sẽ chiến thắng không?
b) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra đối với số chấm xuất hiện trong hai lần gieo.
Trả lời
a) Trước khi An gieo con xúc xắc, chưa thể biết bạn nào sẽ chiến thắng.
b) Các kết quả có thể xảy ra đối với số chấm xuất hiện trong hai lần gieo là:
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 1 chấm thì lần 2 có thể ra các kết quả là 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {1 chấm – 1 chấm; 1 chấm – 2 chấm; 1 chấm – 3 chấm; 1 chấm – 4 chấm; 1 chấm – 5 chấm; 1 chấm – 6 chấm}.
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 2 chấm thì các kết quả lần 2 có thể xảy ra là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {2 chấm – 1 chấm; 2 chấm – 2 chấm; 2 chấm – 3 chấm; 2 chấm – 4 chấm; 2 chấm – 5 chấm; 2 chấm – 6 chấm}.
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 3 chấm thì các kết quả lần 2 có thể xảy ra là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {3 chấm – 1 chấm; 3 chấm – 2 chấm; 3 chấm – 3 chấm; 3 chấm – 4 chấm; 3 chấm – 5 chấm; 3 chấm – 6 chấm}.
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 4 chấm thì các kết quả lần 2 có thể xảy ra là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {4 chấm – 1 chấm; 4 chấm – 2 chấm; 4 chấm – 3 chấm; 4 chấm – 4 chấm; 4 chấm – 5 chấm; 4 chấm – 6 chấm}.
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 5 chấm thì các kết quả lần 2 có thể xảy ra là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {5 chấm – 1 chấm; 5 chấm – 2 chấm; 5 chấm – 3 chấm; 5 chấm – 4 chấm; 5 chấm – 5 chấm; 5 chấm – 6 chấm}.
+) Nếu lần 1 xúc xắc ra 6 chấm thì các kết quả lần 2 có thể xảy ra là: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm.
Ta có thể các kết quả của hai lần gieo là: {6 chấm – 1 chấm; 6 chấm – 2 chấm; 6 chấm – 3 chấm; 6 chấm – 4 chấm; 6 chấm – 5 chấm; 6 chấm – 6 chấm}.
Vậy có tất cả 36 kết quả có thể xảy ra là: {1 chấm – 1 chấm; 1 chấm – 2 chấm; 1 chấm – 3 chấm; 1 chấm – 4 chấm; 1 chấm – 5 chấm; 1 chấm – 6 chấm, 2 chấm – 1 chấm; 2 chấm – 2 chấm; 2 chấm – 3 chấm; 2 chấm – 4 chấm; 2 chấm – 5 chấm; 2 chấm – 6 chấm, 3 chấm – 1 chấm; 3 chấm – 2 chấm; 3 chấm – 3 chấm; 3 chấm – 4 chấm; 3 chấm – 5 chấm; 3 chấm – 6 chấm, 4 chấm – 1 chấm; 4 chấm – 2 chấm; 4 chấm – 3 chấm; 4 chấm – 4 chấm; 4 chấm – 5 chấm; 4 chấm – 6 chấm, 5 chấm – 1 chấm; 5 chấm – 2 chấm; 5 chấm – 3 chấm; 5 chấm – 4 chấm; 5 chấm – 5 chấm; 5 chấm – 6 chấm, 6 chấm – 1 chấm; 6 chấm – 2 chấm; 6 chấm – 3 chấm; 6 chấm – 4 chấm; 6 chấm – 5 chấm; 6 chấm – 6 chấm}.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ
Bài tập cuối chương 9
Bài 1: Không gian mẫu và biến cố
Bài 2: Xác suất của biến cố
Bài tập cuối chương 10
Bài 1: Vẽ đồ thị hàm số bậc hai bằng phần mềm Geogebra