Có một chi tiết máy (đường viền ngoài là đường tròn) bị gãy (H.9.46)

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2:

a) Có một chi tiết máy (đường viền ngoài là đường tròn) bị gãy (H.9.46). Làm thế nào để xác định được bán kính của đường viền này?

Giải Toán 7 Bài 35 (Kết nối tri thức): Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (ảnh 1)b) Trên bản đồ, ba khu dân cư được quy hoạch tại ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy tìm trên bản đồ đó một điểm M cách đều A, B, C để quy hoạch một trường học.

Trả lời

a)

Giải Toán 7 Bài 35 (Kết nối tri thức): Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (ảnh 1) 

Để xác định bán kính của đường viền này ta thực hiện như sau:

Bước 1. Xác định 3 điểm A, B, C nằm trên đường viền ngoài của chi tiết máy.

Bước 2. Xác định các đường trung trực của tam giác ABC.

Bước 3. Xác định giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC.

Bước 4. Độ dài đoạn thẳng OA (hoặc OB hoặc OC) là bán kính của đường tròn.

Giải Toán 7 Bài 35 (Kết nối tri thức): Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (ảnh 1)b) Coi ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác ABC.

Do M cách đều ba đỉnh A, B, C nên M là giao điểm ba đường trung trực của ABC.

Vậy M là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Luyện tập chung trang 71

Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến. Ba đường phân giác trong một tam giác

Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Luyện tập chung trang 83

Bài tập cuối chương 9

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả