Căng thẳng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến trẻ

Đề xuất nghiên cứu Mối liên quan giữa sự căng thẳng trong thai kỳ và những thay đổi trong gen có ảnh hưởng đến sự căng thẳng.

Video: Mẹ mang thai buồn khổ bực tức ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Kết quả nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ bị căng thẳng cao trong thai kỳ có những sự thay đổi về gen làm chúng dễ bị căng thẳng hơn.

Nghiên cứu cũng cho biết trẻ em và thanh thiếu niên có mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình khi mang thai có sự thay đổi của một gen liên quan đến sự căng thẳng về phản ứng và hành vi.

Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng những thay đổi của gen trong thai kỳ do sự tiếp xúc với căng thẳng của người mẹ có thể kéo dài suốt thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành.

Helen Gunter, Tiến sĩ của Đại học Konstanz tại Đức, cho biết nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên về mối liên quan giữa sự căng thẳng khi mẹ mang thai với những thay đổi liên tục trong quá trình methyl hóa ADN, quá trình bao gồm sự biểu hiện và không biểu hiện của gen.

Bà nói với WebMD rằng: “Đây là một cơ chế tiềm năng để giải thích việc tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ suốt cuộc đời nhưu thế nào".

Nghiên cứu bao gồm 25 trẻ nhỏ và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi và mẹ của họ. Các bà mẹ tham gia nghiên cứu đã hoàn thành một bảng câu hỏi được thiết kế để sàng lọc vấn đề bạo lực gia đình. Kết quả có 8 bà mẹ đã bị bạo hành trong thời kỳ mang thai.

Sau đó, các nhà nghiên cứu phân tích tình trạng methyl hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt tập trung vào thụ thể glucocorticoid trung gian của các phản ứng với sự căng thẳng (GR).

Sự tiếp xúc căng thẳng trong thai kỳ

Kết quả phân tích cho thấy trước khi sinh việc tiếp xúc với bạo lực gia đình có liên quan đến sự thay đổi trong quá trình methyl hóa  xúc tác GR, biểu hiện là sự suy giảm khả năng ứng phó với căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu báo cáo: “Đây là minh chứng đầu tiên cho thấy việc tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng trong thai kỳ có thể có ảnh hưởng lâu dài đến tình trạng methyl hóa của con người.” Và "Kết quả đã cung cấp thông tin về quá trình methyl hóa xúc tác GR, cơ chế giải thích sự ảnh hưởng của căng thẳng đến chức năng tâm lý trước sinh như thế nào".

Gunter cho biết giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu sẽ bao gồm việc kiểm tra hành vi ở những đứa trẻ có các thay đổi trên. Sau đó xác định xem những đứa trẻ đó có thực sự bị suy giảm kỹ năng ứng phó với căng thẳng hay không.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Translational Psychiatry.

Thomas Elbert, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học thần kinh và tâm lý học lâm sàng tại Đại học Konstanz, nói rằng những phát triển mang tính cách mạng trong lĩnh vực giải mã gen sẽ mang đến các hiểu biết về sự tiếp xúc, phơi nhiễm trong thai kỳ làm thay đổi biểu hiện gen, hành vi và khả năng dễ mắc bệnh như thế nào.

Ông ấy nói rằng: “Ngày nay chúng ta có thể giải mã các bộ gen đầy đủ với chi phí tương đối rẻ, và không thể biết nói trước được chúng ta sẽ tìm thấy gì". "Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều hiểu biết hơn trong hai hoặc ba năm tới so với những gì đã biết ở hiện tại".

Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp vào bạo lực gia đình, đặc biết nạn nhân là phụ nữ mang thai và có con nhỏ.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!