Bài kiểm tra căng thẳng: Bạn phản ứng như thế nào khi bị căng thẳng?

Làm thế nào để trở thành một tấm gương tích cực cho trẻ nhỏ?

Video: Stress: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa

Mỗi người có phản ứng khác nhau với sự căng thẳng. Một số người có thói quen không lành mạnh như ăn đồ ăn vặt và xem TV, trở nên khó ngủ, tính cách thay đổi. Hãy xem thử bạn có vấn đề như trên không và học cách giải tỏa căng thẳng theo cách để là tấm gương tốt cho trẻ nhỏ.

1. Lần thứ năm trong ngày bị tắc nghẽn giao thông, bạn sẽ làm gì:

  • Chửi tục và đánh tay lái.
  • Kiềm chế sự tức giận và nghĩ về việc khác ngoài tắc nghẽn giao thông.
  • Uống một viên thuốc để giảm cơn đau đầu.
  • Hít thở sâu.

2. Quần áo cần giặt chất đống, nhà vệ sinh tràn nước, lũ trẻ la hét, và mọi người hỏi khi nào bữa tối sẵn sàng. Bạn sẽ:

  • La lên, "Hãy tự bật bếp đi!"
  • Trốn trong phòng ngủ và xem TV.
  • Ăn một bát kem lớn.
  • Bình tĩnh yêu cầu mọi người xử lý nhà vệ sinh trong khi bạn đưa bọn trẻ đi dạo quanh khu nhà.

3. Bạn quá hạn một công việc quan trọng và sếp của bạn đang khó chịu. Bạn sẽ:

  • Nổi giận với đồng nghiệp vì làm bạn chậm trễ dự án.
  • Nằm trong phòng nghỉ cho đến khi cơn bão đi qua.
  • Thức đêm lo sợ rằng bạn sẽ bị sa thải.
  • Viết những lo lắng của bạn ra một tờ giấy. Hãy vò nát và vứt chúng đi để trút bỏ gánh nặng cho bản thân. Sau đó, lập kế hoạch mới và trình bày với sếp về bước tiếp theo của bạn.

Câu trả lời chính

Nếu chủ yếu là câu trả lời D: xin chúc mừng! Bạn là người biết cách giải tỏa căng thẳng một cách lành mạnh và tích cực. Hãy giữ vững tinh thần tích cực đó!

Nếu câu trả lời chủ yếu là A: bạn có xu hướng "phản ứng quá mức" với căng thẳng. Bạn có thể la hét, ném đồ đạc hoặc xung đột với người khác khi bị căng thẳng.

Chủ yếu là B, bạn có thể là "người trốn tránh": Bạn có thể không gặp xung đột và căng thẳng nhưng lại cô lập bản thân.

Chủ yếu là C, các nhà tâm lý học gọi bạn là "người nhạy cảm": Bạn có thể có các triệu chứng như đau đầu, đau bụng và khó ngủ. Hoặc bạn có thể có các hành vi không lành mạnh như ăn đồ ăn vặt.

Bất kể tính cách khi bị căng thẳng như thế nào, điều quan trọng là tìm ra những cách lành mạnh hơn để giải tỏa căng thẳng - và sau đó giải thích cho trẻ nhỏ rằng chúng cũng có thể cảm thấy tốt hơn bằng những cách đó.

Các cách hữu ích để giải tỏa căng thẳng

Điều quan trọng là bạn và con bạn học được cách giải tỏa căng thẳng thật lành mạnh và tích cực. Căng thẳng có thể khiến bạn đưa ra những lựa chọn không lành mạnh, chẳng hạn như ăn nhiều thức ăn có đường, xem TV thay vì tập thể dục, hoặc thức đêm thay vì ngủ đủ giấc. Những thói quen đó có thể khiến bạn tăng cân không hợp lý.

Nếu trẻ con thấy bạn với những thói quen có hại cho sức khỏe như ăn uống không hợp lý khi bị căng thẳng, chúng có thể làm điều tương tự. Hành động thường có tác động lớn hơn lời nói trong việc nuôi dạy con nhỏ. Bạn nên trở thành một tấm gương tốt cho trẻ nhỏ noi theo.

Thứ nhất: Giải tỏa căng thẳng một cách lành mạnh không có nghĩa là hoàn toàn đè nén hoặc kìm hãm các phản ứng tự nhiên của có thể, chuyên gia về xử lý căng thẳng Susie Mantell, tác giả của cuốn sách hướng dẫn thiền tịnh, Your Present: A Half-Hour of Peace, cho biết . Thay vì đèn nén cảm xúc, hãy làm chủ phản ứng cơ thể và vượt qua căng thẳng.

Nếu bạn là người "phản ứng thái quá": hãy thử một cách khác để thể hiện cảm xúc của mình ngoài việc la hét với mọi người. Bạn có thể chạy bộ hoặc đi dạo với lũ trẻ. Hoặc ngâm mình trong nước nếu có thể. Mantell nói: “Sức cản của nước là một điều rất hữu ích để giữ bình tĩnh hơn.”

Hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn giảm sự tức giận mà còn nhiều điều tích cực khác. Hãy giải thích cho trẻ nhỏ rằng tập thể dục giúp kích hoạt cảm giác “dễ chịu" của não bộ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và thoải mái hơn. 

Tập thể dục có thể giúp bạn giảm căng thẳng 

Nếu bạn là một "người trốn tránh": hãy thử đặt giờ. Tránh khỏi xung đột trong 5 hoặc 10 phút, nhưng khi hết giờ, hãy quay lại và đối mặt với nó. Bạn có thể nghe chút nhạc êm ái, nhẹ nhàng hoặc thiền định để nghỉ ngơi và tĩnh tâm. Chỉ cần không dành thời gian nghỉ ngơi của bản thân trong nhà bếp có nhiều đồ ăn vặt hoặc nằm dài xem TV.

“[Bạn thậm chí có thể] cho phép bản thân la hét ở đâu đó," Mantell nói. "Một lần tôi và một người bạn đã la hét ở biển, vào một ngày nhiều mây khi không có ai ở đó. Chúng tôi la hét những kẻ đã phá đám, hét thật to những gì chúng tôi đang tức giận. Cảm giác thật tuyệt!"

La hét trên đỉnh núi là một cách hữu ích thổi bay căng thẳng (nguồn: https://www.yahoo.com/)

Nếu bạn là người "nhạy cảm": và bạn cảm thấy đau đầu, đau bụng và các triệu chứng về thể chất khác, bạn sẽ có lợi khi thực hiện một bài viết mà Mantell thường gợi ý. Viết thư cho người là nguồn căng thẳng lớn nhất của bạn hoặc viết về sự căng thẳng cho người mà bạn kính trọng: Chúa, vũ trụ, người bà yêu quý. Sau đó lật lại tờ giấy và viết một lá thư gửi lại cho chính mình từ người đó. "Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì bạn cảm nhận được," cô nói.

Ứng phó với nguyên nhân khiến bạn căng thẳng

Dù tính cách bạn khi căng thẳng như thế nào hay tác nhân gây căng thẳng cho bạn là gì, mọi người đều có thể có lợi từ một số cách quản lý căng thẳng. Đây cũng là những giải pháp lành mạnh hữu ích để dạy trẻ nhỏ:

Hít thở sâu: Nhắc nhở bản thân và lũ trẻ rằng khi căng thẳng xảy ra, hãy dừng lại và hít thở thật sâu trước khi phản ứng với nó. Hít vào từ từ bằng mũi và đếm đến năm. Giữ hơi thở trong một nhịp. Sau đó thở ra bằng miệng, thở dài như bạn đang thở ra những cảm giác tồi tệ của mình. Hít thở sâu có thể giúp ích cho bạn và con bạn khi cảm thấy quá sức. Cách này hữu ích cả ở trường học, ở nhà, và bất cứ đâu.

Tìm sự thanh thản: Giữ những âm thanh làm bạn thấy thoải mái trong máy tính hoặc radio ô tô. Đó có thể là bản nhạc yêu thích hoặc âm thanh tự nhiên – điều khiến bạn thấy bình tĩnh hơn. Hãy dạy trẻ nhỏ rằng lắng nghe những tiếng nhạc dịu êm sẽ giúp chúng thư giãn hơn. Sau đó, hãy thưởng thức những âm thanh này khi cần sự bình yên.

Âm nhạc yêu thích giúp bạn thanh thản hơn (nguồn: https://elemental.medium.com/)

Di chuyển thường xuyên hơn: Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một chất hóa học trong não giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác đau. Hãy dành thời gian vận động mỗi ngày, không chỉ lúc thấy mệt mỏi. Hãy thử cùng gia đình dạo phố sau bữa tối để mọi người có thể tận hưởng những khoảng thời gian thoải mái, vui vẻ và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh thời gian làm việc, bạn hãy dành ra 30 phút hoạt động mỗi ngày cho bản thân và 60 phút mỗi ngày cho trẻ nhỏ. Điều đó sẽ giúp cơ thể và tâm trí bạn được thư giãn sau một ngày căng thẳng.

Viết lách: Viết ra giấy những lo lắng, những cảm xúc tiêu cực và bỏ lại chúng phía sau. Viết những dòng nhật ký về cuộc sống thường nhật của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn có thể quên đi những mệt mỏi và tiến lên phía trước, thay vì bị nhấn chìm trong cảm giác tiêu cực, các nghiên cứu cho biết. Hoặc tâm sự với một người bạn đáng tin cậy; đó cũng là một cách thư giãn hữu ích.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!