Cách nhận biết ion Cl-
I. Cách nhận biết ion Cl-
- Để nhận biếtion Cl-ta sử dụng dung dịch bạc nitrat (AgNO3).
+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
+ Tổng quát: Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)
+ Một số phương trình hóa học minh họa:
KCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng)+ KNO3
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl (↓ trắng)+ Ba(NO3)2
HCl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + HNO3
Chú ý:
+ Không dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt anion Cl-và SO42- vì cùng tạo kết tủa trắng.
2Ag+ + SO42- → Ag2SO4↓ Trắng
II. Mở rộng
- Phân biệt các ion halogenua F-, Cl-, Br-, I- dùng AgNO3 làm thuốc thử
Ag+ + F- → không tác dụng
Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)
Ag+ + Br- → AgBr (↓ vàng)
Ag+- + I- → AgI (↓ vàng đậm)
III. Bài tập nhận biết anion Cl-
Bài 1: Thuốc thử để nhận biết các ion F–, Cl–, Br–, I– là
A.quỳ tím
B. dung dịch hồ tinh bột
C.dung dịch Ba(NO3)2
D.Dung dịch AgNO3
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết các ion F–, Cl–, Br–, I–
Hiện tượng:
Ag+ + F- → không tác dụng
Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)
Ag+ + Br- → AgBr (↓ vàng)
Ag+- + I- → AgI (↓ vàng đậm)
Bài 2: Chọn một thuốc thử dưới đây để phân biệt được các dung dịch sau: HCl, ZnBr2, Mg(NO3)2chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn.
A.Dung dịch AgNO3
B.Dung dịch CuSO4
C.Giấy quỳ tím
D.Dung dịch HNO3
Hướng dẫn giải
Đáp án A
- Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Sử dụng dung dịch AgNO3 để nhận biết:
+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl¯ +HNO3
+ Dung dịch phản ứng với AgNO3 làm xuất hiện kết tủa vàng nhạt là ZnBr2
2AgNO3+ZnBr2 → Zn(NO3)2 + 2AgBr¯
+ Dung dịch khi cho AgNO3 không có hiện tượng gì là Mg(NO3)2
Bài 3: Thuốc thử để nhận biết ion Cl- có trong dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit HCl là
A. AgBr
B. Ca(NO3)2
C. AgNO3
D. Ag2SO4
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Sử dụng AgNO3 để nhận biết
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng
Ag+ + Cl- → AgCl (↓ trắng)
Ví dụ:
AgNO3 + HCl → AgCl(↓ trắng) + HNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl (↓ trắng) + NaNO3
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác: