Cách nhận biết axit flohiđric (HF)
I. Cách nhận biết axit flohiđric
- Axit flohiđric là một axit yếu.
- Cách nhận biết: Dùng quỳ tím
- Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ nhạt.
Lưu ý:
- Không dùng AgNO3 nhận biết HF vì không có phản ứng xảy ra.
- Khi nhận biết các đồng thời dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:
+ Không hiện tượng: HF
+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr
AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI
AgNO3 + HI→ AgI↓ + HNO3
II. Mở rộng
- Axit flohiđric có tính chất đặc biệt là ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
→ Vì vậy, axit HF dùng để khắc chữ lên thủy tinh.
III. Bài tập nhận biết axit flohiđric
Bài 1: Cho các dung dịch bị giấu nhãn sau: HF, HBr, NaCl, NaOH. Nêu phương pháp phân biệt các dung dịch trên?
Hướng dẫn giải:
- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn. Trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).
- Dùng quỳ tím, hiện tượng:
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HF, HBr (nhóm I)
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH
+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl
- Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử ở nhóm I, hiện tượng:
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr
AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3
+ Không hiện tượng: HF.
- Dán nhãn các dung dịch đã nhận biết.
Bài 2: Phân biệt hai dung dịch sau: HF và NaF?
Hướng dẫn giải:
- Nhỏ vài giọt hai dung dịch trên lần lượt lên tấm thủy tinh, hiện tượng:
+ Thủy tinh bị ăn mòn: HF
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
+ Không hiện tượng: NaF
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác:
Cách nhận biết axit photphoric (H3PO4)
Cách nhận biết axit sunfurơ (H2SO3)
Cách nhận biết axit cacbonic (H2CO3)
Cách nhận biết axit bromhiđric (HBr)
Cách nhận biết axit axetic (CH3COOH)