Cách nhận biết axit clohiđric (HCl)
I. Cách nhận biết axit axit clohiđric (HCl)
- Axit clohiđric là axit vô cơ có tính axit mạnh.
- Cách nhận biết:
+ Dùng quỳ tím: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
→ Đây là cách nhận biết đơn giản và nhanh chóng.
+ Dùng dung dịch AgNO3: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong HNO3.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
+ Có thể dùng kim loại như Zn hoặc Fe …: Kim loại tan ra, có khí không màu thoát ra.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
+ Dùng muối cacbonat (như Na2CO3): sủi bọt khí
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
- Lưu ý: Khi nhận biết đồng thời các dung dịch axit HF, HCl, HBr, HI thì dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng:
+ Không hiện tượng: HF
+ Xuất hiện kết tủa trắng: HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt: HBr
AgNO3 + HBr → AgBr↓ + HNO3
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng đậm: HI
AgNO3 + HI → AgI↓ + HNO3
II. Mở rộng
- Axit clohiđric là chất lỏng không màu, mùi xốc. Dung dịch HCl đậm đặc nhất (ở 20°) đạt tới nồng độ 37%.
- Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Đó là do hiđro clorua thoát ra tạo với hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù.
III. Bài tập minh họa
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaCl, NaOH chứa trong các lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Phương pháp nhận biết: dùng quỳ tím
- Hiện tượng:
+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl.
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH.
+ Quỳ tím không đổi màu: NaCl.
Bài 2: Dùng phương pháp hóa học, phân biệt các dung dịch axit loãng sau: HCl, HNO3, H2SO4 chứa trong các lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Các dung dịch axit trên đều là axit mạnh.
→ Nhận biết dựa vào gốc axit.
- Dùng dung dịch BaCl2, hiện tượng thu được:
+ Kết tủa trắng: H2SO4.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
+ Không hiện tượng: HNO3 và HCl.
- Dùng dung dịch AgNO3, hiện tượng thu được:
+ Kết tủa trắng: HCl.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
+ Không hiện tượng: HNO3.
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác:
Cách nhận biết axit sunfuhiđric (H2S)
Cách nhận biết axit sunfuric (H2SO4)
Cách nhận biết axit nitric (HNO3)