Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình của trẻ dưới 8 tuổi.

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 3,3 kg. Em bé của bạn đang nằm ở đâu trên biểu đồ tăng trưởng? Bài viết này đề cập đến chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ em từ lúc sơ sinh cho đến khi 8 tuổi, các yếu tố ảnh hưởng, và ý nghĩa của các con số trên biểu đồ tăng trưởng.

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết con mình phát triển như thế nào so với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng là cách bạn cần làm để trả lời câu hỏi đó.

Các con số trên biểu đồ là mốc tiêu chuẩn để so sánh. Tuy nhiên khi chiều cao, cân nặng của trẻ cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường thì đừng quá lo lắng.

Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, nên có sự khác biệt đáng kể giữa những trẻ cùng tuổi là điều bình thường. Điều quan trọng hơn là con bạn đang phát triển ổn định.

Nhân viên y tế sẽ cân và đo trẻ trong mỗi lần khám sức khỏe để đảm bảo rằng sự phát triển của trẻ đang đi đúng hướng. Nếu con bạn dưới 24 tháng tuổi, cần đo chu vi vòng đầu để đánh giá sự phát triển của não bộ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ nỗi lo lắng nào về sự phát triển của con bạn để được giải đáp chi tiết.

Các thông tin chiều cao, cân nặng của trẻ được cá nhân hóa, ghi chép lại sau mỗi lần thăm khám, vẽ biểu đồ tăng trưởng và lưu trữ thông tin trên máy tính.

Dưới đây là thông tin về biểu đồ tăng trưởng và cách giải thích kết quả.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ theo tháng

Cân nặng trung bình của trẻ lúc mới sinh là 3,3 kg, trong đó trẻ gái là 3,2 kg thấp hơn 0,1 kg so với trẻ trai. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là 49,5 cm, trong đó chiều dài trung bình của trẻ gái là 49 cm, của trẻ trai là 50 cm.

Hầu hết trẻ sơ sinh (cả trẻ bú mẹ và trẻ sử dụng sữa công thức) đều có hiện tượng giảm cân sinh lý sau sinh trong một vài ngày đầu, nhưng chỉ trong vòng vài tuần ngay sau đó chúng sẽ trở lại cân nặng lúc sinh. Trong 3 tháng đầu, cân nặng của trẻ tăng khoảng 30 g mỗi ngày. Đến bốn tháng tuổi, cân nặng tăng gấp hai so với lúc sinh, và khi trẻ được một tuổi, cân nặng tăng gấp 3 lần. Sự tăng trưởng chiều cao trung bình là 25 cm trong năm đầu tiên.

Hãy nhớ rằng sự tăng trưởng của trẻ không phải diễn ra một cách từ từ dễ phỏng đoán mà có những bước phát triển vượt bậc. Điều này thể hiện rõ khi xây dựng và theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 2 tuổi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và trẻ trên hai tuổi theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ.

Lưu ý: Với trẻ sinh non cần tính tuổi theo tuổi thai chứ không phải tuổi tính từ lúc bắt đầu sinh. Có biểu đồ tăng trưởng dành riêng cho trẻ sinh non bạn có thể tham khảo sử dụng. Với một số trường hợp đặc biệt, cần có biểu đồ theo dõi với tiêu chuẩn riêng. 

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻBiểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ

Muốn biết thêm thông tin về sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên, hãy tìm hiểu kỹ các mốc phát triển, mức độ phát triển. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng là cách theo dõi sức khỏe thuận tiện và hiệu quả.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ mới biết đi

Từ 12 đến 24 tháng, trẻ mới biết đi tăng khoảng 10 đến 12 cm và khoảng 2,27 kg. Bé có sự biến đổi cân đối, phù hợp hơn với sự phát triển vận động, cụ thể là dài hơn, cơ bắp hơn.

Tuổi

Chỉ số

Trẻ trai

Trẻ gái

12 tháng

Cân nặng

9.6 kg

8.9 kg

Chiều cao

75.7 cm

74 cm

15 tháng

Cân nặng

10.3 kg

9.6 kg

Chiều cao

79.1 cm

77.5 cm

18 tháng

Cân nặng

10.9 kg

10.2 kg

Chiều cao

82.3 cm

80.7 cm)

21 tháng

Cân nặng

11.5 kg

10.9 kg

Chiều cao

85.1 cm

83.7 cm

22 tháng

Cân nặng

11.8 kg

11.1 kg

Chiều cao

86 cm

84.6 cm

23 tháng

Cân nặng

12 kg

11.3 kg

Chiều cao

86.9 cm

85.5 cm

Biểu đồ cân nặng và chiều cao của trẻ mẫu giáo

Từ khi 2 tuổi cho đến khi dậy thì, trẻ tăng trung bình 2 kg mỗi năm, từ 2 đến 3 tuổi trẻ tăng 8cm, từ 3 lên 4 tuổi trẻ tăng khoảng 7cm. Từ 24 đến 30 tháng, trẻ tăng trưởng chiều cao đạt được chiều cao bằng một nửa so với lúc trưởng thành.

Tuổi

Chỉ số

Trẻ trai

Trẻ gái

2 tuổi

Cân nặng

12.7 kg

12.1 kg

Chiều cao

87.7 cm

86.2 cm

2 ½ tuổi

Cân nặng

13.6 kg

13 kg

Chiều cao

92.1cm

91.1 cm

3 tuổi

Cân nặng

14.4 kg

13.9 kg

Chiều cao

95.3 cm

94.2 cm

3 ½ tuổi

Cân nặng

15.3 kg

14.9 kg

Chiều cao

99 cm

97.6 cm

4 tuổi

Cân nặng

16.3 kg

15.9 kg

Chiều cao

102.5 cm

101 cm

4 ½ tuổi

Cân nặng

17.4 kg

16.9 kg

Chiều cao

105.9 cm

104.5 cm

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ lớn

Từ 5 đến 8 tuổi, trẻ tăng khoảng 5-8 cm mỗi năm, cân nặng tăng khoảng 2-3 kg mỗi năm cho đến khi dậy thì.

Tuổi

Chỉ số

Trẻ trai

Trẻ gái

5 tuổi

Cân nặng

18.5 kg

18 kg

Chiều cao

109.2 cm

108 cm

6 tuổi

Cân nặng

20.8 kg

20.3 kg

Chiều cao

115.7 cm

115 cm

7 tuổi

Cân nặng

23.2 kg

22.9 kg

Chiều cao

122 cm

121.8 cm

8 tuổi

Cân nặng

25.8 kg

25.8 kg

Chiều cao

128.1 cm

127.8 cm

Yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng

Gen là yếu tố quyết định chiều cao, cân nặng của trẻ. Bên cạnh đó, một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Thai kỳ: Thai già tháng trẻ lớn hơn so với giá trị trung bình, hoặc ngược lại các bé sinh non thường có kích thước nhỏ hơn trẻ sinh đủ tháng.
  • Sức khỏe thai kỳ: Nếu trong thời kỳ mang thai bạn hút thuốc, hoặc có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ thì em bé của bạn được sinh ra thường nhỏ hơn các em bé khác. Nếu bạn tăng cân quá nhiều hoặc bị đái tháo đường thai kỳ thì có nhiều khả năng sinh ra em bé cân nặng lớn hơn.
  • Giới tính: Trẻ gái thường nhỏ hơn một chút so với trẻ trai.
  • Loại sữa trẻ sử dụng: trong năm đầu tiên trẻ bú mẹ sẽ tăng cân chậm hơn trẻ dùng sữa công thức, rõ ràng nhất là từ khi trẻ được ba tháng tuổi trở đi. (Trong vài tháng đầu tiên, trẻ bú mẹ có thể phát triển nhanh hơn). Đến khi 2 tuổi, trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức có cân nặng tương đương nhau.
  • Nội tiết tố: Mất cân bằng hormone cũng dẫn đến chậm tăng trưởng, phát triển. Ở trẻ em bệnh nội tiết thường gặp là suy giáp trạng.
  • Sử dụng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, việc sử dụng thường xuyên có thể làm chậm phát triển.
  • Các vấn đề sức khỏe: Nếu con bạn bị các bệnh mạn tính như (ung thư, bệnh thận, xơ nang) hoặc bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến khả năng ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại.
  • Yếu tố di truyền: Ngoài yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái, việc mắc một số hội chứng di truyền như Down, Noonan, Turner cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Giấc ngủ: trẻ sơ sinh lớn lên nhờ giấc ngủ, ngủ đủ giấc là điều kiện lý tưởng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Bách phân vị được hiểu như thế nào?

Biểu đồ tăng trưởng giúp bạn theo dõi tốc độ phát triển của con mình. Cột bách phân vị dùng để so sánh sự phát triển của con bạn so với những trẻ cùng tuổi, cùng giới khác.

Các biểu đồ dưới đây cho thấy chiều cao và cân nặng (hoặc chiều dài đối với trẻ sơ sinh) của trẻ em thuộc cả hai giới nằm trong bách phân vị thứ 50, là mức trung bình. Cao hơn mốc 50 có nghĩa là con bạn lớn hơn mức trung bình, thấp hơn mức 50 nghĩa là bé thấp hơn mức trung bình.

Ví dụ, nếu con gái bạn 2 tháng tuổi nặng 6 kg, theo biểu đồ tăng trưởng bé đang nặng hơn mức trung bình. Nếu chiều dài của bé là 50 cm, giá trị này thấp hơn mức trung bình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tính toán cân nặng và chiều cao dưới dạng bách phân vị. Ví dụ: con bạn ở phân vị thứ 75 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 74 phần trăm trẻ em cùng tuổi, cùng giới có cân nặng thấp hơn của bé và 24 phần trăm còn lại có cân nặng cao hơn.

Có nhiều loại biểu đồ tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo sử dụng biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên các mô hình tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ bú sữa mẹ, được công nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Trẻ được hai tuổi trở lên có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Nhiều lúc, bạn sẽ nhận thấy một số biểu hiện bất thường như bé sơ sinh đi ngoài phân lỏng hoặc có màu lạ: tiêu chảy, táo bón, trẻ đi ngoài phân sống, ....
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cân nặng trẻ sơ sinh (sự phát triển của trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!