Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng khoảng 49 đến 50 cm. Mức dao động này có thể lên xuống trong từ 47 đến 53 cm vẫn được coi là bình thường.
Trẻ trai thường dài hơn trẻ gái một chút. Chiều dài của một em bé được đo từ đỉnh đầu cho đến gót chân.
Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp số đo chiều dài trung bình theo từng tháng trong năm đầu tiên, đồng thời thảo luận về ý nghĩa của những con số này và những mốc thời gian cần đến gặp bác sĩ.
Kích thước trung bình của trẻ trong năm đầu tiên
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng biểu đồ tăng trưởng dựa trên mức tăng trưởng trung bình của trẻ ở sáu quốc gia điển hình, trong đó có cả môi trường tăng trưởng tối ưu như Hoa Kỳ bao gồm cả việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều dài trung bình của trẻ trai và trẻ gái như sau:
Tháng tuổi | Trẻ trai | Trẻ gái |
Sơ sinh | 50 cm | 49 cm |
1 tháng | 55 cm | 54 cm |
2 tháng | 58.5 cm | 57 cm |
3 tháng | 61.5 cm | 60 cm |
4 tháng | 64 cm | 62 cm |
5 tháng | 66 cm | 64 cm |
6 tháng | 68 cm | 66 cm |
7 tháng | 69 cm | 67 cm |
8 tháng | 71 cm | 69 cm |
9 tháng | 72 cm | 70 cm |
10 tháng | 73 cm | 71.5 cm |
11 tháng | 74.5 cm | 73 cm |
12 tháng | 76 cm | 74 cm |
Những con số này chỉ là giá trị trung bình. Trẻ khỏe mạnh có thể dài ngắn khác nhau. Không cần biết trẻ được sinh ra như thế nào, dường như sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng là không đáng kể.
Điều này có nghĩa là nếu một đứa trẻ lúc mới sinh có chiều dài vượt giá trị trung bình thì khả năng tăng chiều cao trong năm đầu tiên sẽ bị chậm lại.
Sự tăng trưởng về chiều dài trong năm đầu tiên phụ thuộc chiều dài lúc mới sinh, trừ khi em bé có vấn đề nghiêm trọng gây chậm tăng cân. Cân nặng thường bị ảnh hưởng đầu tiên trước khi ảnh hưởng tới chiều dài.
Không giống như cân nặng được đo lường một cách khách quan, việc đo chiều dài của em bé khó khăn hơn một chút, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện và mức độ di chuyển của em bé trong lúc đo.
Đôi khi, có sự thay đổi bất ngờ về chiều dài của em bé từ lần khám này sang lần khám khác, có thể là do sự khác biệt trong cách đo.
Chỉ riêng chiều dài không đủ tiết lộ tình trạng sức khỏe của bé. Cân nặng cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc, đặc biệt là vì trẻ sơ sinh có hiện tượng giảm cân sinh lý. Các bác sĩ cũng sẽ xem xét các yếu tố khác bao gồm tuổi thai, số lượng và chất lượng thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống bé để phản ánh tình trạng sức khỏe tổng quát của bé.
Hầu hết trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều tuân theo một mô hình phát triển tương tự trong năm đầu tiên. Sau đó, tốc độ tăng trưởng diễn ra khác nhau ở mỗi cá thể. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh thường không phải là yếu tố dự báo chiều cao khi trẻ trưởng thành.
Ý nghĩa của chiều cao, cân nặng
Những em bé có cân nặng và chiều dài chênh lệch nhiều so với mức trung bình có khả năng gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kích thước của trẻ sơ sinh khỏe mạnh rất đa dạng, vì vậy người chăm sóc có thể không cần quá lo lắng. Trao đổi với bác sĩ về tình trạng phát triển của trẻ để hiểu đúng vấn đề con bạn đang gặp phải.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài ở trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên có thể dự đoán được. Các bác sĩ quan tâm đến mô hình phát triển của một em bé hơn là chiều dài cụ thể ở các mốc thời điểm bất kỳ.
Khi chiều dài qua các lần đo khác nhau có biểu hiện chững lại hoặc đi xuống, đây là dấu hiệu cảnh báo có thể có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần trao đổi với bác sĩ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khi một đứa trẻ rơi xuống dưới bách phân vị thứ năm có thể có mô hình tăng trưởng bất thường.
Vào 12 tháng, trẻ trai có chiều dài dưới 73 cm, trẻ gái dưới 70 cm được coi là tình trạng đáng báo động.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, con cái có thể có chiều cao tương đương với chiều cao của cha mẹ của chúng.
Tuy nhiên, điều này có thể không biểu hiện rõ ràng ngay lập tức, vì một đứa trẻ những năm đầu đời có chiều dài thấp khi trưởng thành vẫn có thể cao lớn nếu ăn uống đủ chất và tập luyện đều đặn.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều dài và kích thước tổng thể của em bé bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh hỗ trợ sự phát triển tích cực.
- Nội tiết tố Một số trẻ bị mất cân bằng nội tiết tố phát triển chậm hoặc nhanh hơn các bạn cùng lứa tuổi.
- Tình trạng sức khỏe. Một số trẻ mắc bệnh di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có thể nhỏ hơn những trẻ khác. Một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm khớp vị thành niên, cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
- Sử dụng thuốc Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc steroid bao gồm prednisone, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Những vấn đề này có thể không thấy tác động trong những năm đầu đời, nhưng lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng.
Lịch thăm khám
Trong năm đầu đời, trẻ nên đến gặp bác sĩ nhi khoa ít nhất bảy lần để theo dõi đánh giá sự tăng trưởng và sức khỏe tổng quát.
Các khuyến cáo của bác sĩ có thể thay đổi, điều chỉnh qua các lần thăm khám. Các mốc thăm khám bao gồm:
- 3 đến 5 ngày sau sinh
- 7 đến 14 ngày hoặc 1 tháng sau sinh
- 2 tháng
- 4 tháng
- 6 tháng
- 9 tháng
- 12 tháng
Bác sĩ có thể đề nghị thăm khám thường xuyên hơn đối với trẻ bị sụt cân nhiều sau sinh hoặc trẻ có biểu hiện tăng trưởng bất thường.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Trong giai đoạn đầu, lượng thức ăn mà trẻ sơ sinh ăn vào ảnh hưởng nhiều đến cân nặng hơn so với chiều dài. Tình trạng tăng cân kém xuất hiện trong một thời gian dài ở trẻ sơ sinh trước khi ảnh hưởng đến chiều dài.
Kém tăng trưởng chiều dài trong năm đầu tiên là rất hiếm gặp và nhiều khả năng là do hội chứng di truyền hoặc các tình trạng không phổ biến khác.
Trong những tuần đầu tiên, người chăm sóc có thể không hiểu hết nhu cầu của trẻ. Khi gặp trường hợp sụt cân sinh lý, cha mẹ có thể cảm thấy áp lực trong việc giúp em bé lấy lại cân nặng một cách nhanh chóng, đặc biệt nếu bé sinh non hoặc có các vấn đề sức khỏe khác.
Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cữ bú cách nhau 1-3 giờ một lần, đối với trẻ bú sữa công thức số cữ ăn có thể ít hơn.
Sau vài ngày đầu tiên, mọi người thường cho trẻ bú 30 đến 60 ml mỗi lần, lượng sữa pha có thể tăng 60 đến 120 ml vào cuối tháng đầu tiên.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn khó có thể biết được chính xác lượng sữa mà trẻ đã tiêu thụ. Mọi người thường cho trẻ ăn theo nhu cầu.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói bao gồm:
- Mở miệng, quay đầu sang một bên
- Mút môi
- Liếm môi
- Đưa mọi thứ lên miệng
- Mút tay
- Quấy khóc
Trẻ sơ sinh cần ăn nhiều bữa mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển liên tục.
Để giải quyết tình trạng không tăng cân do bú sữa mẹ, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia tư vấn có thể giúp mẹ tìm nguyên nhân để khắc phục. Vấn đề có thể là do mẹ sản xuất không đủ sữa.
Cũng có thể là do em bé gặp khó khăn khi bú một cách hiệu quả. Tuy nhiên, với sự trợ giúp thích hợp, hầu hết các bé đều có thể bú mẹ tốt hơn.
Kết luận
Giống như người lớn, mỗi trẻ sơ sinh là một cá thể riêng biệt.
Không có mốc quy định cho độ dài tiêu chuẩn. Tình trạng sức khỏe của bé được cho là ổn khi chỉ số chiều cao, cân nặng phát triển bình thường, không dừng lại hoặc đột ngột giảm xuống.
Bác sĩ nhi khoa có thể giúp người chăm sóc trả lời các câu hỏi về chiều dài, sự tăng trưởng, chế độ dinh dưỡng và nhiều thông tin có ích khác.
Xem thêm:
- Biểu đồ tăng trưởng và cân nặng trung bình của trẻ dưới 8 tuổi.
- Cân nặng trung bình theo tháng của trẻ
- Cân nặng của trẻ sinh non: sự kỳ vọng và mối lo ngại
- So sánh khả năng tăng cân của trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức
- Cách giúp em bé tăng cân hiệu quả