5 phương pháp điều trị thay thế cho loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là nhịp tim bất thường hoặc không đều.

Video Rối loạn nhịp tim và những câu hỏi thường gặp

Nhịp tim quá chậm được gọi là nhịp tim chậm và nhịp tim quá nhanh được gọi là nhịp tim nhanh. Hầu hết các rối loạn nhịp tim đều vô hại và không cần điều trị. Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hơn và thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt là nếu bạn mắc nhiều rối loạn nhịp tim. Khi tim của bạn không đập đúng cách, nó sẽ làm gián đoạn lưu lượng máu của bạn. Điều này có thể gây hại cho tim, não hoặc các cơ quan khác của bạn.

Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể muốn thử các phương pháp điều trị thay thế ngoài kế hoạch điều trị chính bác sĩ chỉ định. Luôn thảo luận về bất kỳ phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung nào với bác sĩ trước vì một số phương pháp có thể gây hại nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách.

Các loại phương pháp điều trị thay thế

Châm cứu

Một số nghiên cứu ghi lại rằng 87-100% số người tham gia cho thấy nhịp tim bình thường sau khi sử dụng châm cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần phải tìm hiểu và thử nghiệm thêm trên lâm sàng.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Điện sinh lý Tim mạch cho thấy rằng châm cứu có thể giúp ngăn ngừa nhịp tim bất thường sau khi điều trị rung nhĩ. Quá trình này giúp đặt lại nhịp tim, bằng cả hóa chất hoặc điện.

Châm cứu là phương pháp điều trị thay thế tốt cho loạn nhịp tim | Nguồn ảnh: Unsplash

Axit béo omega-3

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã chỉ ra rằng ăn cá béo và thực phẩm khác giàu omega-3 có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim và cũng giúp ngăn ngừa loạn nhịp. AHA khuyến nghị ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần, chẳng hạn như:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá ngừ albacore

Một khẩu phần tương đương với 100gr cá nấu chín.

Chất Omega-3 trong cá giúp giảm nguy cơ tim mạch | Nguồn ảnh: Unsplash

Vitamin C

Rối loạn nhịp tim và các triệu chứng bất thường khác ở tim có liên quan đến mất cân bằng oxy hóa và viêm. Các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin E dường như có hiệu quả trong việc giảm thiểu những triệu chứng này.

Bạn có thể sử dụng vitamin C để điều trị cảm lạnh, cúm, và thậm chí cả ung thư, và nó cũng có thể giúp chữa rối loạn nhịp tim. Trong phẫu thuật tim, rung nhĩ, 1 rối loạn liên quan đến nhịp tim nhanh và bất thường, là một vấn đề đối với 25-40% số người. Theo một nghiên cứu, vitamin C đã được chứng minh là làm giảm sự xuất hiện của rung nhĩ sau phẫu thuật tới 85%.

Trong 1 nghiên cứu khác, rối loạn nhịp tim chỉ tái phát ở 4,5% những người được tiêm vitamin C sau khi sốc điện chuyển nhịp do rung nhĩ dai dẳng, và tái phát ở 36,3% những người không được tiêm vitamin C.

Magie và kali

Magie và kali giúp giữ cho nhịp tim ổn định. Nếu cơ thể bạn không có đủ magie, nó có thể gây ra nhịp tim không đều, yếu cơ và khó chịu. Tuy nhiên, quá nhiều magie có thể gây ra:

  • Nnhịp tim chậm
  • Chóng mặt
  • Mờ mắt
  • Khó thở

Hầu hết các chế độ ăn uống đều có hàm lượng magie thấp. Sự lão hóa và một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc "thuốc nước", có thể làm cạn kiệt magie và kali. Ngoài ra, lượng kali thấp có thể gây ra rối loạn nhịp tim và yếu cơ.

Magie và kali, cùng với natri và canxi, là những ví dụ về các chất điện giải có trong máu. Chất điện giải giúp kích hoạt và điều chỉnh các xung điện trong tim và mức độ thấp của magie và kali có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải, góp phần gây ra rối loạn nhịp tim. Uống bổ sung magie và kali có thể giúp làm giảm các triệu chứng, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ để họ có thể giúp theo dõi nồng độ chất điện giải trong máu của bạn.

Cây

Người ta thường dùng cây sơn trà để chữa chứng hồi hộp. Theo phòng khám Lahey, loại thảo dược này rất phổ biến trong các nghi lễ của người La Mã cổ đại và đã được sử dụng từ thời Trung cổ để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh tim. Ngày nay, một số người sử dụng nó để điều trị suy tim sung huyết và nhịp tim không đều. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng của nó trong điều trị rối loạn nhịp tim vẫn chưa rõ ràng.

Quả sơn trà được sử dụng phổ biến trong việc điều trị loạn nhịp | Nguồn ảnh: Unsplash

Các chất bổ sung khác

Những chất bổ sung khác đôi khi được khuyên dùng cho chứng rối loạn nhịp tim, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả của chúng:

  • Canxi
  • Corydalis
  • Valerian
  • Thảo dược Skullcap
  • Thảo dược lady’s slipper

Các chất bổ sung cần tránh

Bạn nên tránh các chất bổ sung sau, chúng có thể gây rối loạn nhịp tim:

  • Hạt cola
  • Guarana
  • Ma hoàng
  • Creatine

Phản ứng phụ

Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào. Một số loại thảo dược có tác dụng mạnh và có thể tác dụng với một số loại thuốc Tây bạn đang dùng. Mặc dù sử dụng với một lượng thích hợp những chất này có thể rất hữu ích, nhưng sử dụng sai có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong.

Axit docosahexaenoic và axit eicosapentaenoic, có trong dầu cá, có thể gây chảy máu nếu dùng chung với warfarin (Coumadin). Phải dừng sử dụng ít nhất hai tuần trước khi tiến hành bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.

Bạn không nên dùng magie nếu bạn bị suy thận hoặc nhược cơ.

Kali có thể gây ra:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

Bạn không nên dùng kali nếu bạn bị tăng kali trong máu. Ngay cả khi thiếu kali, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kali.

Vitamin C có thể gây độc nếu bạn có:

  • Bệnh huyết sắc tố
  • Bệnh thalassemia
  • Thiếu máu nguyên hồng cầu
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase

Ngoài ra, không dùng vitamin C nếu bạn bị sỏi thận hoặc suy thận.

Vitamin E có thể gây chảy máu nếu bạn dùng nó với warfarin. Nó cũng có thể gây ra hậu quả nếu bạn:

  • Thiếu vitamin K
  • Tiền sử suy gan
  • Rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Đột quỵ do xuất huyết não

Ngưng dùng vitamin E một tháng trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào.

Sử dụng quá nhiều vitamin cũng có thể gây ra tác dụng phụ | Nguồn ảnh: Unsplash

Tổng kết

Có nhiều phương pháp thay thế giúp điều trị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, dùng sai cách có thể gây hại nhiều hơn lợi. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu hoặc thay đổi kế hoạch điều trị.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!