Nhịp tim nhanh: 6 phương pháp điều trị tại nhà

Bạn có bao giờ cảm thấy tim đập thình thịch hoặc đập nhanh hơn nhiều so với bình thường không? Có thể nó giống như tim đang lỡ nhịp hoặc bạn cảm thấy nhịp đập ở cổ và ngực. Đó có thể do bạn đang trải qua 1 cơn nhịp nhanh. Nó có thể chỉ xảy ra trong vài giây và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bao gồm cả khi vận động, ngồi, nằm hoặc đứng yên.

Video Tim đập nhanh cảnh báo bệnh gì?

Tin tốt là không phải tất cả các trường hợp nhịp tim nhanh đều có nghĩa là bạn bị bệnh tim. Đôi khi nhịp tim nhanh là do những nguyên nhân khác khiến tim phải làm việc nhiều hơn, chẳng hạn như căng thẳng, đang ốm, mất nước hoặc tập thể dục.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Mang thai
  • Sử dụng cafeine
  • 1 số bệnh lý khác
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Sử dụng ma túy hoặc chất cấm
  • Sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu 6 cách bạn có thể kiểm soát nhịp tim nhanh tại nhà, khi nào bạn nên đi khám bác sĩ và các mẹo để có một trái tim khỏe mạnh. 

Thư giãn

Căng thẳng có thể gây ra hoặc khiến tình trạng nhịp tim nhanh trở nên trầm trọng hơn. Đó là bởi vì căng thẳng và phấn khích có thể làm cho lượng adrenaline tăng đột biến. Kiểm soát căng thẳng thông qua thư giãn có thể rất hữu ích. Các lựa chọn tốt bao gồm thiền, thái cực quyền và yoga.

Hãy ngồi xếp bằng, hít vào bằng mũi rồi thở ra bằng miệng 1 cách chậm rãi. Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh.

Bạn cũng nên tập thư giãn trong suốt cả ngày, không chỉ khi cảm thấy hồi hộp hoặc khi tim đập nhanh. Hãy dừng lại và hít thở sâu 5 lần sau mỗi 1-2 giờ để giúp bạn xoa dịu tâm trí và thư giãn đầu óc. Giữ mức độ căng thẳng của bạn ở mức thấp có thể giúp bạn tránh được các cơn nhịp nhanh và giúp giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi theo thời gian. Phương phát phản hồi sinh học và mường tượng hình ảnh cũng là những lựa chọn hiệu quả.

Nghiệm pháp vagal

Dây thần kinh phế vị có nhiều chức năng, bao gồm kết nối não với tim. Nghiệm pháp này kích thích dây thần kinh phế vị và có thể giúp làm chậm nhịp tim. Bạn có thể thực hiện nghiệm pháp này tại nhà, nhưng trước tiên hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Dưới đây là một số cách:

  • Tắm nước lạnh, dội nước lạnh lên mặt hoặc đắp khăn lạnh, túi chườm lạnh lên mặt trong 20-30 giây. “Sốc” nước lạnh giúp kích thích dây thần kinh phế vị.
  • Tụng từ “Om”, ho hoặc bịt miệng.
  • Nín thở hoặc ngồi xổm.

Để có kết quả tốt nhất, hãy thực hiện nghiệm pháp này trong tư thế nằm ngửa. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách thực hiện chính xác nhất.

Uống nước

Uống nhiều nước có thể giúp bạn ngăn chặn các cơn nhịp nhanh | Nguồn ảnh: Unsplash 

Mất nước có thể khiến tim bạn đập nhanh. Đó là bởi vì trong máu có nước, vì vậy khi bạn bị mất nước, máu sẽ trở nên đặc hơn. Máu càng đặc, tim càng phải làm việc nhiều để đẩy máu đi xa. Điều đó có thể làm tăng nhịp tim của bạn và dẫn đến đánh trống ngực.

Nếu bạn cảm thấy nhịp đập mạnh, hãy uống một cốc nước. Nếu bạn thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, hãy uống nhiều nước hơn để ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh.

Khôi phục cân bằng điện giải

Hãy ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ chất điện giải | Nguồn ảnh: Unsplash

Chất điện giải giúp truyền tín hiệu điện đi khắp cơ thể. Các tín hiệu điện rất quan trọng đối với hoạt động của tim. Một số chất điện giải có lợi cho sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Kali
  • Canxi
  • Magiê
  • Natri

Hầu hết các chất điện giải được cung cấp tốt nhất từ thực phẩm. Bơ, chuối, khoai lang và rau bina là những nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Để tăng lượng canxi, hãy ăn nhiều rau lá sẫm màu và các sản phẩm từ sữa. Các loại rau lá xanh đậm cũng là một nguồn cung cấp magiê tuyệt vời, các loại hạt và cá cũng vậy. Hầu hết mọi người bổ sung natri trong chế độ ăn uống với thực phẩm đóng gói như thịt nguội và súp đóng hộp.

Thuốc bổ sung có thể giúp duy trì sự cân bằng điện giải, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung mới nào. Quá nhiều chất điện giải có thể gây ra vấn đề. Nếu bạn nghi ngờ bạn bị mất cân bằng, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu và nước tiểu để xác nhận.

Không sử dụng các loại chất kích thích

Thay đổi lối sống có thế giúp bạn ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh | Nguồn ảnh: Unsplash

Có nhiều chất kích thích có thể khiến bạn dễ bị nhịp tim nhanh. Loại bỏ những chất này khỏi thói quen hàng ngày có thể làm giảm hoặc thậm chí chấm dứt các triệu chứng của bạn. Gồm có:

  • Đồ uống và thực phẩm có chứa caffein
  • Các sản phẩm từ thuốc lá hoặc cần sa
  • Uống quá nhiều rượu
  • Một số loại thuốc trị cảm và ho
  • Các thuốc ức chế thèm ăn
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần
  • Thuốc cao huyết áp
  • Các chất ma túy bất hợp pháp như cocaine hoặc methamphetamines

Nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh có thể là duy nhất đối với bạn. Hãy ghi lại danh sách những thứ có thể khiến tim bạn đập nhanh. Nếu có thể, hãy tránh những thứ mà bạn nghĩ có thể gây ra các triệu chứng, và theo dõi xem các triệu chứng của bạn có thuyên giảm hay không. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghĩ có bất kỳ loại thuốc theo toa nào gây ra nhịp tim nhanh.

Các phương pháp điều trị bổ sung

Có nhiều trường hợp nhịp tim nhanh không cần điều trị. Thay vào đó, bạn cần chú ý đến thời điểm mình bị đánh trống ngực và tránh các hoạt động, thức ăn hoặc bất cứ thứ gì gây ra nhịp tim nhanh.

Sẽ rất hữu ích khi ghi lại những lúc bạn cảm thấy đánh trống ngực để xem liệu bạn có thể xác định được yếu tố gây ra hay không. Ghi nhật ký cũng có thể hữu ích nếu bạn cảm thấy đánh trống ngực xảy ra nhiều hơn theo thời gian. Bạn có thể đưa thông tin này đến bác sĩ mỗi khi bạn đến khám.

Nếu bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh, họ có thể đề nghị điều trị. Ví dụ: nếu các xét nghiệm cho thấy bạn bị bệnh tim, bác sĩ sẽ lập một kế hoạch điều trị bệnh đó. Kế hoạch có thể bao gồm thuốc, phẫu thuật hoặc cấy ghép một thiết bị điều hòa nhịp tim. 

Khi nào nên đi khám?

Nguồn ảnh: University of Utah Health

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy nhịp tim của mình nhanh hơn bình thường. Bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác nguyên nhân. Họ sẽ cần phải loại trừ các rối loạn nhịp tim như nhịp nhanh thất và các bệnh lý khác như cường giáp.

Thông thường nhịp tim nhanh ít có nguy cơ biến chứng trừ khi nguyên nhân do 1 bệnh tim tiềm ẩn gây ra. Nếu do bệnh tim gây ra, bạn có thể gặp phải:

  • Ngất xỉu nếu tim đập quá nhanh và làm giảm huyết áp
  • Ngừng tim nếu nguyên nhân do rối loạn nhịp tim và tim co bóp không hiệu quả.
  • Đột quỵ nếu nguyên nhân là do rung nhĩ
  • Ssuy tim nếu tim không hoạt động tốt trong một thời gian dài

Đi khám bác sĩ nếu bạn bị đánh trống ngực có kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác hoặc nếu bạn lo lắng khác về sức khỏe của mình.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử, những triệu chứng bạn đang gặp phải, loại thuốc bạn đang dùng và sau đó sẽ cho bạn khám sức khỏe tổng quát. Có thể sẽ khó tìm ra nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm thêm hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Các xét nghiệm kiểm tra tim có thể bao gồm điện tâm đồ (EKG), cho biết hoạt động điện của tim. Bạn cũng có thể phải siêu âm tim, là một xét nghiệm giúp bác sĩ có cái nhìn đầy đủ hơn về các bộ phận khác nhau của tim.

Các xét nghiệm khác khác bao gồm kiểm tra mức độ căng thẳng, chụp X-quang ngực và đo điện tâm đồ lưu động. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể muốn thực hiện các xét nghiệm xâm lấn hơn, như nghiên cứu điện sinh lý học hoặc đặt ống thông tim.

Quan điểm

Hầu hết các trường hợp nhịp tim nhanh là không nghiêm trọng trừ khi bạn mắc bệnh tim tiềm ẩn. Bác sĩ vẫn cần phải biết những triệu chứng bạn đang gặp phải, nhưng có thể không cần điều trị ngoài các biện pháp thay đổi lối sống. Tránh các yếu tố có thể gây ra các triệu chứng của bạn. 

7 lời khuyên cho một trái tim khỏe mạnh

Nguồn ảnh: Unsplash

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra bảy điều bạn có thể làm để bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Họ gọi những mẹo này là 7 mẹo đơn giản trong cuộc sống (Life’s Simple 7). 

Tập thể dục vừa phải ít nhất hai tiếng rưỡi mỗi tuần.

Nếu bạn tập luyện chăm chỉ, bạn sẽ nhận được những lợi ích tương tự đối với sức khỏe tim mạch với 75 phút hoạt động mạnh. Bạn hãy tìm ra cường độ tập luyện phù hợp với bản thân. Tập thể dục có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn. Tập thể dục vừa phải là khi bạn cảm thấy hơi khó khăn, nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục nói chuyện được. Tập thể dục mạnh là khi bạn cảm thấy rất khó khăn và chỉ có thể nói được một vài từ mỗi lần giữa các nhịp thở.

Kiểm soát lượng cholesterol LDL, hay cholesterol “xấu” của bạn ở mức thấp.

Tập thể dục có thể giúp ích cho việc này. Hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa là 1 lối sống tốt bạn có thể thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi, cholesterol trong máu cao là do di truyền. Hãy đi khám và dùng thuốc nếu cần. 

Chế độ ăn uống với nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

Bạn có thể tìm hiểu các loại thực phẩm có kiểm chứng của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Huyết áp cao thường không có triệu chứng. Luôn kiểm tra sức khỏe của bạn có nghĩa là ăn uống đầy đủ, tập thể dục và sử dụng thuốc nếu cần. 

Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải.

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Giảm cân có thể có lợi nhiều mặt, ví dụ như giảm cholesterol trong máu và giảm huyết áp. 

Thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn người không mắc bệnh tiểu đường. Hãy giữ lượng đường huyết trong giới hạn bình thường. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục và điều chỉnh đường huyết bằng thuốc có thể rất hữu ích.

Ngừng hút thuốc.

Có rất nhiều lợi ích khi ngừng hút thuốc, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, bệnh phổi và một số bệnh ung thư.  

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!