12 Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường hoặc không đều, xảy ra khi có bất thường về điện học của tim làm cho nhịp đập không đều.

Video 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim 

Hầu hết mọi người đều trải qua một cơn rối loạn nhịp. Tuy nhiên, bạn có thể đã bị rối loạn nhịp tim mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ có thể là người đầu tiên nhận ra các dấu hiệu của rối loạn nhịp tim,  trong lúc khám sức khỏe định kỳ khi bác sĩ nghe tim hoặc khi làm điện tim (ECG). 

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng, có thể vô hại nhưng cũng có thể báo hiệu một bệnh lý cần được điều trị sớm. Để đảm bảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng này.

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim bao gồm:

  • Cảm giác tim đập loạn nhịp
  • Nhịp tim quá nhanh
  • Nhịp tim quá chậm
  • Nhịp tim không đều
  • Tim đập lỡ nhịp

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Đau tức vùng ngực
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Lơ mơ
  • Ngất xỉu hoặc suýt ngất
  • Tim đập nhanh
  • Vã mồ hôi 

Khi nào nên đi khám bác sĩ

 

Nguồn ảnh: Unsplash 

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim thường dễ bị bỏ qua. Bạn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của rối loạn nhịp tim. Một số triệu chứng báo hiệu 1 bệnh lý cần được điều trị. Một số triệu chứng có thể do các vấn đề khác, ngoài rối loạn nhịp tim, cần được chẩn đoán. 

Những dạng rối loạn nhịp tim cần cấp cứu y tế

Những dạng rối loạn nhịp tim sau đây là những trường hợp cần cấp cứu y tế. Chúng phải được xử lý và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, chúng có thể gây tổn thương tim hoặc não, thậm chí gây tử vong.

Rối loạn nhịp nhanh trên thất

Rối loạn nhịp trên thất gây ra nhịp tim nhanh và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

  • Rung nhĩ: Đây là rối loạn nhịp trên thất phổ biến nhất, xảy ra khi tâm nhĩ co bóp rất nhanh, mạnh và không đều. Dạng rối loạn nhịp tim này có thể gây ra đột quỵ hoặc suy tim. Điều trị bao gồm thuốc và có thể sẽ phải phẫu thuật.
  • Cuồng động nhĩ: Loại rối loạn nhịp tim này tương tự rung nhĩ. Sự khác biệt chính là tín hiệu điện truyền qua tâm nhĩ không đều với nhịp nhanh hơn và thường xuyên hơn. Cuồng động nhĩ ít xuất hiện hơn so với rung nhĩ.
  • Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW): Đây là một loại rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm đến tính mạng khiến tâm thất co bóp sớm. Nó xảy ra khi xung động cắt ngang qua đường dẫn truyền phụ làm tim đập loạn nhịp. 

Rối loạn nhịp nhanh thất

Rối loạn nhịp tim bắt đầu từ tâm thất và thường cần được cấp cứu y tế.

  • Nhịp nhanh thất: Gây ra nhịp tim nhanh và chỉ kéo dài trong vài giây. Bất kỳ  nào lâu hơn vài giây đều nguy hiểm và cần được cấp cứu y tế.
  • Rung thất: Là một tình trạng rất nghiêm trọng có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong chỉ trong vài phút . Nó xảy ra khi các tín hiệu điện trong tim trở nên vô tổ chức. Kết quả là tâm thất rung lên thay vì co bóp bình thường. Nếu máu không được bơm đi nuôi cơ thể, sẽ dẫn đến ngừng tim đột ngột. Các bất thường xung điện có thể được điều trị bằng cách sử dụng máy sốc điện để khử rung tim. Trong một số trường hợp, máy khử rung tim có thể được cấy ghép dưới da để có hiệu quả lâu dài. 

Rối loạn nhịp chậm

Triệu chứng chính của dạng rối loạn nhịp tim này là nhịp tim chậm. Cơ thể cần 1 lượng máu ổn định để duy trì các hoạt động sinh lý, vì vậy nhịp tim chậm có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Thiếu máu lên não có thể dẫn đến đau đầu và hoa mắt chóng mặt. Nhịp tim chậm có thể là tình trạng bình thường ở những người chuyên tập luyện thể thao. Nhưng ở những người khác, nhịp tim chậm có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như đau tim, mất cân bằng hóa học trong cơ thể hoặc tuyến giáp kém hoạt động.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!