C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
1. Phản ứng hóa học của C6H5ONa với CO2
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
2. Điều kiện phản ứng
Điều kiện thường.
3. Cách thực hiện phản ứng
Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Dung dịch bị vẩn đục là do phenol tách ra.
5. Mở rộng tính chất hóa học của C6H5ONa
- Natri phenoxit là một bazơ mạnh vừa phải. Axit hóa tạo ra phenol:
PhOH ⇌ PhO− + H+ (K = 10−10)
- Hành vi axit-bazơ phức tạp bởi sự đồng liên kết, phản ánh sự liên kết của phenol và phenoxit. Natri phenoxit phản ứng với các tác nhân alkyl hóa để tạo ra ankyl phenyl ete:
C6H5ONa + RBr → C6H5OR + NaBr
- Sự chuyển đổi này là một phần mở rộng của quá trình tổng hợp ête Williamson. Với các tác nhân acyl hóa, người ta thu được các este phenyl:
C6H5ONa + RC (O) Cl → RCO2C6H5 + NaCl
- Natri phenoxit dễ bị ảnh hưởng bởi một số dạng thay thế thơm điện phân. Ví dụ, nó phản ứng với carbon dioxide để tạo thành 2-hydroxybenzoate, bazơ liên hợp của axit salicylic. Tuy nhiên, nói chung, các electrophin tấn công trung tâm oxy trong phenoxide một cách không thể đảo ngược.
6. Bạn có biết
Phenol có lực axit mạnh hơn ancol (không những phản ứng được với kim loại kiềm mà còn phản ứng được với NaOH), tuy nhiên nó vẫn chỉ là một axit rất yếu (bị axit cacbonic đẩy ra khỏi phenolat). Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
7. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phản ứng hóa học: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Phản ứng trên chứng tỏ:
A. phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
B. phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C. phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
D. phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phenol có tính axit yếu, nó còn yếu hơn cả nấc 1 của axit H2CO3 và không làm đổi màu quỳ tím vì thế muối natri phenolat bị CO2 và H2O đẩy ra khỏi dung dịch tạo thành phenol.
Ví dụ 2: Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat sản phẩm thu được sau phản ứng là:
A. C6H5ONa
B. C6H5OH và NaHCO3
C. C6H5OH và Na2CO3
D. NaHCO3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
Ví dụ 3: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Số các phát biểu đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là: (2), (3), (4).
(1) sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC. Phenol không tác dụng với HCl.
8. Bài tập liên quan đến phenol (có đáp án)
Câu 1: Hãy chọn phát biểu sai:
A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.
B. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.
C. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.
D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Phenol có tính axit yếu hơn cả H2CO3.
Câu 2: C6H5Cl . Tên gọi của hợp chất Z là:
A. 1,3,5-tribromphenol
B. 2,4,6-tribromphenol
C. 3,5-dibromphenol
D. phenolbromua
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
C6H5Cl + 2NaOH C6H5ONa (X) + NaCl + H2O
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH (Y) + NaHCO3
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Phenol tan nhiều trong nước lạnh
(2) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(3) Phenol có tính chất axit và dung dịch của phenol làm đổi màu quì tím thành đỏ.
(4) Phenol có tính axit mạnh hơn C2H5OH.
(5) Cho nước Brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(6) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc, thuốc nổ TNT.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
(1) Sai. Phenol rất ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng.
(2) Đúng. Ở điều kiện thường phenol là chất rắn, ancol etylic là chất lỏng.
(3) Sai. Phenol có tính chất axit nhưng dung dịch của phenol không làm đổi màu quì tím thành đỏ.
(4) Đúng
(5) Đúng
(6) Sai. Sản xuất thuốc nổ TNT từ toluen.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 4: Phản ứng hóa học:
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5– là gốc phenyl) chứng tỏ:
A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
D. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Phenol có tính axit yếu nó còn yếu hơn cả nấc 1 của axit H2CO3 và không làm đổi màu quỳ tím vì thế muối natriphenolat bị CO2 và H2O đẩy ra khỏi dd tạo thành phenol.
Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. C6H5Br , C6H5OH , C6H5Cl
B. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5OH
C. C6H5Br , C6H5ONa , C6H5Cl
D. C6H5Br , C6H5OH , HOC6H2(Cl)3.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
PTHH:
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
C6H5Br + 2NaOH C6H5ONa + H2O + NaBr
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
C6H5OH + Br2 → C5H2Br3OH + HBr | C6H5OH ra C5H2Br3OH
C6H5CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O | C6H5CH3 ra C6H5COOK
C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr | C6H5CH3 ra C6H5CH2Br | Toluen + Br2 (tỉ lệ 1:1)
C6H5−CH=CH2 + KMnO4 → C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O | C6H5−CH=CH2 ra C6H5COOK