Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe
1. Phản ứng hóa học của Al với Fe3O4
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
2. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ
3. Cách thực hiện phản ứng
- Cho Nhôm tác dụng với Fe3O4
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Nhôm tác dụng với Sắt từ oxit tạo thành nhôm oxit và sắt kim loại.
5. Mở rộng tính chất hóa học của nhôm
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
5.1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi
Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
b) Tác dụng với phi kim khác
5.2. Tác dụng với axit
+ Axit không có tính oxi hóa: dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
+ Axit có tính oxi hóa mạnh: dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Nhôm bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
5.3. Tác dụng với oxit kim loại( Phản ứng nhiệt nhôm)
Lưu ý: Nhôm chỉ khử oxit của các kim loại đứng sau nhôm
5.4. Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường)
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2↑
5.5. Tác dụng với dung dịch kiềm
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
5.6. Tác dụng với dung dịch muối
- Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
6. Bạn có biết
Nhôm tác dụng được với oxit của kim loại kém hoạt động hơn như CuO, FeO, Fe2O3... gọi là phản ứng nhiệt nhôm
7. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
NaAlO2 và KOH không xảy ra phản ứng hóa học
Ví dụ 2: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Ví dụ 3: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch
A. HCl. B. HNO3 đặc, nguội.
C. HNO3 loãng D. H2SO4 loãng.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Nhôm bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội.
8. Bài tập vận dụng liên quan (có đáp án)
Câu 1: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.
Lời giải:
Đáp án: D
Phản ứng của nhôm với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 2: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 0,540 gam. B. 0,810gam.
C. 1,080 gam. D. 1,755 gam.
Lời giải:
Đáp án: C
Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH có khí thoát ra → Al dư
2Al (0,02) + Fe2O3 (0,01 mol) → 2Fe + Al2O3
2Al (0,02) + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (0,03 mol)
→ nAl = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol → mAl = 0,04.27 = 1,08 gam.
Câu 3: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75. B. 21,40.
C. 29,40. D. 29,43.
Lời giải:
Đáp án: A
Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3
Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
3.nAl dư = 2.nkhí → nAl dư = (0,0375.2):3 = 0,025 mol
Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
2.nFe + 3.nAl dư = 2.nkhí → nFe = (2.0,1375 – 3.0,025):2 = 0,1 mol
→ Số mol Fe trong Y = 0,1.2 = 0,2 mol
2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2 mol)
nAl ban đầu = nAl pư + nAl dư → 0,2 + 0,025.2 = 0,25 mol
m = 0,25.27 + 0,1.160 = 22,75 gam.
Câu 4: Trộn 10,8 gam bột nhôm với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hết A bằng HCl thu được 10,752 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80% . B. 20% .
C. 60% . D. 40% .
Lời giải:
Đáp án:
Ta có: nAl = 0,4 mol; nFe3O4 = 0,15 mol; nkhí = 0,48 mol.
Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol
Vì hiệu suất < 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.
⇒ hỗn hợp chất rắn Al dư, Fe3O4 dư , Al2O3 và Fe.
Theo phản ứng :
Hòa tan A bằng HCl có hai phản ứng sinh ra khí là
Fe (3x) + 2HCl → FeCl2 + H2 (x mol)
Có nkhí = 0,48 mol → 3x + 0,6 - 4x = 0,48 ⇒ x = 0,12 mol
Câu 5: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là
A. 0,2. B. 0,15.
C. 0,1. D. 0,05.
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol
nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol
Al3+ (0,2) + 3OH- (0,6) → Al(OH)3↓ (0,2 mol)
⇒ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol
Al(OH)3 (0,1) + OH- (0,1) → AlO2- + 2H2O
⇒ nAl(OH)3 = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 | Al ra Al2(SO4)3
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O | Al ra Al2(SO4)3