Bài tập về Ankađien
Kiến thức cần nhớ
Định nghĩa và phân loại
1. Định nghĩa
- Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử.
Thí dụ:
- Công thức chung của các ankađien là CnH2n – 2 (n ≥ 3).
2. Phân loại
- Dựa vào vị trí liên kết đôi, chia ankađien thành ba loại:
+ Hai liên kết đôi cạnh nhau: – C = C = C –
Thí dụ: propađien (anlen): CH2 = C = CH2.
+ Ankađien liên hợp (ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn):
– C = C – C = C –
Thí dụ: buta-1,3-đien (đivinyl): CH2 = CH – CH = CH2.
+ Có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên:
Thí dụ: penta-1,4-đien: CH2 = CH – CH2 – CH = CH2.
- Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp. Hai chất có nhiều ứng dụng trong thực tế là: buta-1,3-đien (CH2 = CH – CH = CH2) và isopren CH2 = C(CH3) – CH = CH2.
Tính chất hóa học
- Các ankađien có thể tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác niken), halogen và hidro halogenua.
1. Phản ứng cộng
a) Với hiđro
CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 CH3 – CH2 – CH2 – CH3
b) Với brom
+ Cộng 1,2:
+ Cộng 1,4:
+ Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:
CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2 → CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br
c) Với hiđro halogenua
+ Cộng 1,2:
+ Cộng 1,4:
CH2 = CH – CH = CH2 + HBr CH3 – CH = CH – CH2Br (sp chính)
2. Phản ứng trùng hợp
- Khí có mặt của Na hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-đien tham gia trùng hợp, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4:
n CH2 = CH – CH = CH2 (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n
3. Phản ứng oxi hoá
a) Oxi hoá hoàn toàn
Thí dụ:
2C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O
b) Oxi hoá không hoàn toàn
Buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.
Điều chế
1. Điều chế butađien: từ butan hoặc butilen.
CH3 – CH2 – CH2 – CH3 CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2
2. Điều chế isopren: bằng cách tách hidro của isopentan.
Ứng dụng
Nhờ phản ứng trùng hợp, từ butađien hoặc từ isopren có thể điều chế được polibutađien hoặc poliisopren là những chất đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su.
Các dạng bài tập về Ankađien
Dạng 1: Lí thuyết liên quan đến tính chất hóa học của ankađien
Dạng 2: Phản ứng oxi hóa hoàn toàn ankađien.
Phương pháp giải
Khi đốt cháy ankađien:
Nhận xét: Khi đốt cháy ankađien luôn có:
Bảo toàn khối lượng:
Bảo toàn nguyên tố O:
Dạng 3: Bài tập về phản ứng cộng của ankađien
Tương tự anken, các ankađien cũng có thể tham gia phản ứng cộng H2 (xt: Ni); halogen và hiđrohalogenua. Tùy theo điều kiện (tỉ lệ số mol các chất, nhiệt độ), phản ứng cộng halogen và hiđrohalogenua có thể xảy ra tại 1 trong 2 liên kết đôi, hay hai đầu ngoài của liên kết đôi hoặc đồng thời vào cả hai liên kết đôi.
- Với hiđro: CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 CH3 – CH2 – CH2 - CH3
- Với brom:
+ Cộng 1, 2: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 (dd) CH2Br =CHBr– CH-CH2
(sản phẩm chính)
+ Cộng 1,4: CH2=CH–CH=CH2 + Br2 (dd) CH2Br –CH=CH-CH2Br
(sp chính)
+ Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:
CH2=CH–CH=CH2 + 2Br2 (dd) →CH2Br –CHBr-CHBr-CH2Br
- Với hiđro halogenua:
+ Cộng 1,2: CH2=CH–CH=CH2 + HBr (dd) CH2Br =CH– CH-CH3
(sp chính)
+ Cộng 1,4: CH2=CH–CH=CH2 + HBr (dd) CH3 –CH = CH-CH2Br
(sản phẩm chính )
Ví dụ 1: Cho ankađien X vào 200,0 gam dung dịch Br2 nồng độ 16% thấy dung dịch mất màu và đồng thời khối lượng dung dịch tăng 4,0 gam. Vậy công thức của ankađien X là:
A. C5H8
B. C6H10
C. C4H6
D. C3H4
Hướng dẫn giải:
Đặt ankađien có dạng CnH2n-2 (n ≥ 3)
CnH2n -2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4
0,1.................0,2 mol
Theo bài ra, khối lượng dung dịch tăng chính là khối lượng của ankađien phản ứng.
Vậy X là C3H4.
Đáp án D
Ví dụ 2: Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 53,69% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là :
A. C6H10
B. C5H8
C. C4H6
D. C3H4
Hướng dẫn giải:
MY = 80 : 0,5369 = 149
⇒ MX = 149 – 80 – 1 = 68
⇒ X là C5H8.
Đáp án B
Dạng 4: Bài tập về phản ứng trùng hợp ankađien
Thường gặp, trùng hợp butađien và trùng hợp isopren:
Chú ý:
+ Phản ứng trùng hợp thuộc loại phản ứng polime hóa.
+ Chất đầu tham gia phản ứng trùng hợp gọi là monome.
+ Sản phẩm gọi là polime.
+ Phần trong dấu ngoặc gọi là mắt xích của polime.
+ n là hệ số trùng hợp, thường lấy giá trị trung bình.
- Phương pháp: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
+ monome dư
⇒ mmonome = mpolime + mmonome dư
- Trong trường hợp đề bài yêu cầu tính hệ số trùng hợp (n)
Ta có: n =
Ví dụ 1: Người ta điều chế poliisopren theo sơ đồ sau: isopentan isopren poliisopren. Tính khối lượng isopentan cần lấy để có thể điều chế được 68 gam poliisopren. Biết hiệu suất của quá trình đạt 72%.
A. 90 gam
B. 120 gam
C. 110 gam
D. 100 gam
Hướng dẫn giải:
Xét 1 mắt xích, poliisopren ta có sơ đồ:
C5H12 → → C5H8
72 68 gam
x 68 gam
Đáp án D
Ví dụ 2: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 104720. Số mắt xích gần đúng của cao su nói trên là
A. 1450.
B. 1540.
C. 1054.
D. 1405.
Hướng dẫn giải
Cao su tự nhiên là polime của isopren Công thức là:
M = 68n = 104720 n = 1540
Đáp án B
Bài tập tự luyện
1. Bài tập vận dụng
Câu 1: Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Ankađien là những HC không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C.
B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro.
C. Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.
D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.
Câu 2. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.
B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2.
D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 3. Ankađien liên hợp X có CTPT C5H8. Khi X tác dụng với H2 có thể tạo được hiđrocacbon Y công thức phân tử C5H10 có đồng phân hình học. CTCT của X là
A. CH2=CHCH=CHCH3.
B. CH2=C=CHCH2CH3.
C. CH2=C(CH3)CH=CH2.
D. CH2=CHCH2CH=CH2.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 3,40 gam ankađien X, thu được 5,60 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H6.
B. C4H8.
C. C4H6.
D. C5H8.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí X (đktc) gồm buta–1,3–đien và etan sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch H2SO4 đặc thì khối lượng dung dịch axit tăng thêm bao nhiêu gam?
A. 3,6 g.
B. 5,4 g.
C. 9,0 g.
D. 10,8 g.
Câu 6. 2,24 lít hỗn hợp X gồm buta–1,3–đien và penta–1–3-đien (đktc) có thể tác dụng hết tối đa bao nhiêu lít dung dịch brom 0,10 M?
A. 2 lít.
B. 1 lít.
C. 1,5 lít.
D. 2,5 lít.
Câu 7: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna có cấu tạo là?
A. (-C2H-CH-CH-CH2-)n.
B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n.
D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 14,3 gam CO2 và 4,59 gam nước. Vậy công thức của 2 ankađien là:
A. C6H10 và C7H12
B. C5H8 và C6H10
C. C4H6 và C5H8
D. C3H4 và C4H6
Câu 9: Hỗn hợp X gồm ankađien và H2 có tỷ lệ mol 2 : 3. Cho 0,5 mol hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 0,26 mol Br2 đã phản ứng và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp Z có tỷ khối so với H2 là 8. Vậy công thức của ankađien là:
A. C4H6
B. C5H8
C. C3H4
D. C6H10
Câu 10: Hỗn hợp X gồm một anken và một ankađien. Cho 3,36 lít hỗn hợp X vào dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã phản ứng và khối lượng dung dịch tăng 6,9 gam. Vậy anken và ankađien có thể ứng với các công thức cấu tạo sau?
A. C2H4 và C4H6
B. C2H4 và C3H4
C. C3H6 và C4H6
D. C3H6 và C5H8
Đáp án minh họa
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
B |
A |
2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn
(Xem thêm trong file dưới)
Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:
30 bài tập về Andehit (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Axit, bazơ và muối (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về sự điện li (có đáp án)
30 Bài tập về Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ (có đáp án)
30 Bài tập về Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li (có đáp án)