Bài giảng Toán 12 Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Kiến thức cần nhớ
1. Tính đơn điệu của hàm số
1.1. Nhắc lại định nghĩa
- Định nghĩa:
Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y = f(x) xác định trên K. Ta nói:
Hàm số y = f(x) đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi cặp x1; x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2 thì f(x1) nhỏ hơn f(x2), tức là
x1 < x2 f(x1) < f(x2).
Hàm số y = f(x) nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi cặp x1; x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2 thì f(x1) lớn hơn f(x2), tức là
x1 < x2 f(x1) > f(x2).
- Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là hàm số đơn điệu trên K.
- Nhận xét: Từ định nghĩa trên ta thấy:
a) f(x) đồng biến trên K
f(x) nghịch biến trên K
b) Nếu hàm số đồng biến trên K thì đồ thị đi lên từ trái sang phải.
Nếu hàm số nghịch biến trên K thì đồ thị đi xuống từ trái sang phải.
1.2. Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm
- Định lí:
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K.
a) Nếu f’(x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) đồng biến trên K.
b) Nếu f’(x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) nghịch biến trên K.
- Chú ý:
Nếu f’(x) = 0 với thì f(x) không đổi trên K.
Ví dụ 1. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số
a) y = x2 + 2x – 10;
b)
Lời giải:
a) Hàm số đã cho xác định với mọi x
Ta có đạo hàm y’ = 2x + 2
Và y’ = 0 khi x = – 1.
Lập bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng .
b)
Hàm số đã cho xác định với
Ta có:
Do đó, hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng và
- Chú ý:
Ta có định lí mở rộng sau đây:
Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K. Nếu
Và f’(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K.
Ví dụ 2. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số y = x3 – 6x2 + 12x – 10.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x
Ta có: y’ = 3x2 – 12x + 12 = 3(x – 2)2
Do đó; y’ = 0 khi x = 2 và y’ > 0 với
Theo định lí mở rộng, hàm số đã cho luôn luôn đồng biến trên R.
2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số
2.1. Quy tắc
- Bước 1. Tìm tập xác định.
- Bước 2. Tính đạo hàm f’(x). Tìm các điểm xi ( i = 1; 2; …; n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định.
- Bước 3. Sắp xếp các điểm xi theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
- Bước 4. Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
2.2. Áp dụng
Ví dụ 3. Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số y = x4 – 2x2 – 3.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = 4x3 – 4x
y’ = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên (– 1; 0) và
Hàm số nghịch biến trên và (0; 1).
Ví dụ 4. Cho hàm số . Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = – 3x2 + 12x – 9
Và y’ = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên (1; 3); nghịch biến trên và .
Các dạng bài tập về sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Vấn đề 1. Xét tính đơn điệu của hàm số
Vấn đề 2. Tìm tham số m để hàm số luôn tăng (hoặc giảm) trên tập xác định D
Vấn đề 3. Tìm tham số m để hàm số luôn tăng (hoặc giảm) trên một khoảng
Vấn đề 4. Tìm tham số m để hàm số luôn tăng (hoặc giảm) trên đoạn dài L
Bài tập tự luyện
1. Bài tập vận dụng
Bài 1. Chứng minh hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi .
Ta có:
Ta thấy, với mọi x ≠ 0 thì y’ > 0.
Do đó, hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng và (đpcm).
Bài 2. Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:
a) y = – x4 + 2x2 + 2;
b) y = x3 – 3x2 + 1;
c)
Lời giải:
a) Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = – 4x3 + 4x
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và (0; 1).
Nghịch biến trên khoảng (–1; 0) và .
b) Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = 3x2 – 6x.
Và
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và
Nghịch biến trên khoảng (0; 2).
c)
Hàm số đã cho xác định với mọi
Ta có:
Ta thấy với mọi x khác – 1 thì y’ > 0.
Do đó, hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và .
Bài 3. Chứng minh hàm số đồng biến trên khoảng (0; 4); nghịch biến trên khoảng (4; 8).
Lời giải:
Điều kiện:
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0; 4) và nghịch biến trên khoảng (4; 8) (đpcm)
2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn
(Xem thêm trong file pdf)
Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:
50 Bài tập Các khái niệm về hàm số (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về Cực trị của hàm số (có đáp án năm 2024)
150 Bài tập về hàm số lượng giác (có đáp án năm 2023)