Video: Những công dụng tuyệt vời của rong biển- Cách giảm cân hiệu quả nhất tại nhà.
Các loại rong biển bao gồm:
- Nori
- Kelp
- Wakame
- Kombu
- Dulsse
- Tảo xoắn (spirulina và chlorella)
Những loại rong biển này đều có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số người nên tránh ăn rong biển.
Lợi ích của rong biển
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của rong biển
Dinh dưỡng cao
Hàm lượng dinh dưỡng và chất khoáng của mỗi loại rong biển sẽ khác nhau.
Tuy vậy, thêm rong biển vào bữa ăn vẫn là một cách đơn giản để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà không phải nạp thêm quá nhiều calo.
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Dược học biển Hoa Kỳ, rong biển là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng như:
- Protein
- Carbohydrate
- Chất xơ
- Chất khoáng
- Các acid béo không bão hòa đa nối đôi
Một nghiên cứu khác trong Tạp chí Tảo biển ứng dụng Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra rằng các loại rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm:
Ngoài ra, rong biển cũng chứa các chất chống oxi hóa, giảm sự hình thành các gốc tự do và giảm các phản ứng viêm ở mức độ tế bào.
Tốt cho chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng kiểm soát và tiết các hormone cho việc sản sinh năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.
Tuyến giáp cần Iot để hoạt động đúng chức năng, nhưng nhu cầu hấp thu Iot của mỗi người lại phụ thuộc vào tình trạng của tuyến giáp của người đó.
Thiếu hụt Iot là một nguyên nhân gây ra tình trạng suy tuyến giáp (chức năng tuyến giáp bị suy giảm). Từ đó có thể gây ra bệnh bướu cổ, thường có biểu hiện là tình trạng tuyến giáp lớn bất thường.
Mọi người có thể phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng suy tuyến giáp bằng cách bổ sung lượng Iot thích hợp vào bữa ăn của mình.
Ngược lại, bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức và sản sinh ra quá nhiều hormone. Bổ sung quá mức Iot có thể làm triệu chứng của bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.
Trong rong biển chứa rất nhiều Iot. Loại rong biển và môi trường nơi chúng mọc cũng có thể làm thay đổi hàm lượng Iot.
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Phân tích thực phẩm và đồ uống Hoa Kỳ, Kombu là loại rong biển chứa nhiều Iot nhất, tiếp sau đó là Wakame và Nori. Bột rong biển Kelp cũng là một nguồn cung cấp Iot dồi dào.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Những thức ăn giàu chất xơ tốt cho bệnh tiểu đường do lượng chất xơ cao sẽ góp phần điều chỉnh đường huyết và nồng độ insulin. Thêm rong biển vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp hấp thụ chất xơ mà không chứa quá nhiều calo.
Một nghiên cứu năm 2018 trên chuột tìm ra rằng hợp chất trong mỗi loại rong biển có thể trực tiếp làm giảm dấu ấn sinh học trong bệnh tiểu đường tuýp 2, ví dụ như đường huyết cao.
Hợp chất trong rong biển cũng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, như là viêm nhiễm, mỡ máu cao và kháng insulin.
Tuy nhiên, cần những nghiên cứu sâu hơn trên người để khẳng định rõ hơn về cách sử dụng của những hợp chất trong rong biển.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Vi khuẩn đường ruột có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cũng như có ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
Rong biển là một nguồn thức ăn tốt cho đường ruột. Các tác giả của một nghiên cứu trên Tạp chí Tảo biển ứng dụng Hoa Kỳ báo cáo rằng trong rong biển có chứa hàm lượng chất xơ cao, chiếm từ 23% tới 64% trọng lượng khô của rong biển.
Vi khuẩn đường ruột giúp phân giải chất xơ thành những hợp chất giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung thêm rong biển vào bữa ăn là một cách đơn giản để cung cấp những chất xơ tốt cho đường ruột, tránh tình trạng bị táo bón hay tiêu chảy.
Rong biển có thể giúp giảm cân
Chất xơ trong rong biển cũng có thể hỗ trợ những người đang giảm cân.
Chất xơ tạo ra cảm giác no cho dạ dày nhưng thực chất lại chứa rất ít hoặc không có calo.
Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Dược học biển Hoa Kỳ, một lượng chất xơ lớn sẽ lấp đầy dạ dày từ đó dạ dày sẽ không gửi tín hiệu đói tới não, làm giảm cảm giác đói và tránh được việc ăn quá nhiều.
Bảo vệ tim mạch
Trong các nghiên cứu, những thức ăn chứa hàm lượng chất xơ cao như rong biển có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu. Các chất xơ tan trong nước này liên kết với acid trong mật hoặc muối trong cơ thể. Sau đó, cơ thể sẽ bài tiết cholesterol để thay thế những hợp chất này, từ đó làm giảm lượng cholesterol tới 18%.
Rất nhiều loại rong biển cũng chứa một lượng lớn các chất chống oxi hóa giúp tăng cường hệ tim mạch.
Tác dụng phụ của rong biển
Dưới đây là một số lưu ý khi thêm rong biển vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Quá nhiều Iot
Hầu hết các loại rong biển đều chứa một lượng lớn Iot và nếu ăn quá nhiều trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới cơ thể.
Trong khi rất nhiều người có thể hấp thu được một lượng Iot cao nhưng có một số người lại bị nhạy cảm với chúng, thậm chí còn bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Một số triệu chứng có thể gặp phải như là tăng cân hoặc sưng và đau vùng cổ.
Bất kể ai đang có những triệu chứng trên nên tạm ngưng việc bổ sung Iot và đi khám tổng quát.
Nhiễm kim loại nặng
Đây là một tác dụng phụ khác của rong biển cũng hay được quan tâm. Rong biển hấp thu những khoáng chất và dinh dưỡng từ biển. Do đó, nếu môi trường nơi chúng sống chứa nhiều kim loại, rong biển sẽ hấp thụ lại và bị nhiễm kim loại.
Nhưng theo các nghiên cứu trên Tạp chí Chemosphere và Tạp chí Báo cáo khoa học Hoa Kỳ, trong rong biển dùng để làm thức ăn, hàm lượng các kim loại độc hại như nhôm, cadimi và chì nói chung là rất thấp.
Tuy vậy, độc tố từ kim loại vẫn có thể tích tụ dần dần trong cơ thể những người ăn rong biển hàng ngày. Mặc dù nguy cơ đó là rất thấp nhưng nên đảm bảo rong biển dùng hàng ngày là rong biển hữu cơ và có nguồn gốc từ vùng nước chất lượng cao.
Cách chế biến rong biển
Có nhiều cách để chế biến rong biển trong bữa ăn hàng ngày.
Lá rong biển khô dùng để cuộn sushi cũng có thể dùng trong các món cuốn.
Súp đậu thêm một chút rong biển Kombu có thể làm giảm nguy cơ đầy bụng nhờ vào các enzyme tốt cho hệ tiêu hóa.
Rất nhiều các công ty đã sản xuất ra rong biển nướng cùng với một chút dầu và muối. Rong biển nướng hoặc vụn rong biển sấy có thể dùng để ăn kèm với cơm và giúp giảm lượng muối trong bữa ăn.
Nếu không thích hương vị của rong biển, bạn có thể thêm một chút vào món súp rau để thêm phần thịnh soạn và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Kết luận
Rong biển có thể ăn kèm với hầu hết các món ăn. Hương vị của chúng sẽ làm tăng độ đa dạng và tăng dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn. Đôi khi, rong biển cũng có thể sử dụng thay cho muối.
Tuy nhiên, một số người cần tránh ăn rong biển, đặc biệt là những người đang điều trị thuốc tuyến giáp. Họ nên trao đổi với bác sĩ của mình trước khi thêm rong biển vào bữa ăn hàng ngày.