6 bước cụ thể của quy trình lấy cao răng

Có rất nhiều người không thích lấy cao răng bởi vì lo sợ tiếng ồn, cảm giác đau hay ê buốt khi lấy cao răng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp thì quá trình lấy cao răng rất đơn giản và không gây đau đớn. Hiểu chính xác những gì sẽ diễn ra trong quá trình làm sạch răng miệng này có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cho phép mình thoải mái hơn khi được lấy cao răng.

Video Vì sao phải lấy cao răng, nếu không sẽ gây hôi miệng và viêm nướu

Bước 1: Khám răng  miệng

Trước khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe toàn bộ răng miệng cho bạn.   (nguồn: westlakesdentistry.com)

Trước khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe toàn bộ răng miệng cho bạn. (nguồn: westlakesdentistry.com)

Việc lấy cao răng được thực hiện bởi một nha sĩ hoặc điều dưỡng nha khoa. Trước khi quá trình lấy cao răng thực sự bắt đầu, họ sẽ bắt đầu bằng việc khám sức khỏe toàn bộ răng miệng cho bạn. Nha sĩ sẽ sử dụng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra xung quanh răng và nướu của bạn xem có bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào không. Sau đó họ sẽ tiến hành lấy cao răng cho bạn. 

Bước 2: Loại bỏ mảng bám và cao răng

Nha sĩ sẽ sử dụng máy cạo vôi răng sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám và cao răng xung quanh đường viền nướu cũng như kẽ răng. (nguồn: lighthousefamilydentistry.com)Nha sĩ sẽ sử dụng máy cạo vôi răng sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ mảng bám và cao răng xung quanh đường viền nướu cũng như kẽ răng. (nguồn: lighthousefamilydentistry.com)

Với chiếc gương nhỏ để soi, điều dưỡng nha khoa hoặc nha sĩ sẽ sử dụng máy cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám và cao răng xung quanh đường viền nướu cũng như kẽ răng. Bạn sẽ nghe thấy tiếng cạo, nhưng điều này là bình thường. Càng có nhiều cao răng trong miệng, thì càng cần nhiều thời gian để cạo một vị trí cụ thể.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ ngăn mảng bám tích tụ và cứng lại thành cao răng. Khi đã hình thành cao răng thì bạn chỉ có thể lấy cao răng tại phòng khám nha khoa. Vì vậy, nếu đây là phần bạn ít yêu thích nhất trong quá trình làm sạch răng miệng thì hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên hơn. 

Bước 3: Làm sạch răng với bột đánh bóng

Sau khi lấy sạch cao răng bằng đầu lấy cao siêu âm, điều dưỡng nha khoa hay nha sĩ sẽ chải toàn bộ răng bạn bằng bàn chải điện công suất lớn có sử dụng bột đánh bóng. (nguồn: cmrdentalcare.com)Sau khi lấy sạch cao răng bằng đầu lấy cao siêu âm, điều dưỡng nha khoa hay nha sĩ sẽ chải toàn bộ răng bạn bằng bàn chải điện công suất lớn có sử dụng bột đánh bóng. (nguồn: cmrdentalcare.com)

Sau khi lấy sạch cao răng bằng đầu lấy cao siêu âm, điều dưỡng nha khoa hay nha sĩ sẽ chải toàn bộ răng bạn bằng bàn chải điện công suất lớn có sử dụng bột đánh bóng. Tuy nghe có vẻ đáng sợ nhưng đây là một cách để làm sạch sâu và loại bỏ hết phần cao răng hay mảng bám còn sót lại.

Quá trình đánh bóng lại răng sử dụng bột đánh bóng có mùi và vị như kem đánh răng thông thường. Việc đánh bóng răng này được coi là an toàn để thực hiện 2 lần 1 năm tại phòng khám nha khoa, nhưng bạn đừng đánh bóng hay chải mạnh ở nhà vì có thể làm mòn lớp men răng. 

Bước 4: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Điều dưỡng nha khoa hoặc nha sĩ có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch sâu các kẽ răng của bạn, loại bỏ mọi mảng bám hoặc phần bột đánh bóng còn sót lại từ trước đó trong quá trình làm sạch và xác định vị trí bất kỳ điểm nào mà bạn có thể bị chảy máu ở nướu răng.  

Bước 5: Súc miệng sạch

Tiếp theo, bạn sẽ súc miệng nhiều lần để loại bỏ cặn bẩn có trong miệng.   

Bước 6: Áp dụng phương pháp điều trị bằng florua

Nha sĩ sẽ bôi dạng gel hoặc dầu bóng (vecni) fluor lên bề mặt răng, thường lưu lại trong một phút.   (nguồn: dentistrytoday.com)

Nha sĩ sẽ bôi dạng gel hoặc dầu bóng (vecni) fluor lên bề mặt răng, thường lưu lại trong một phút. (nguồn: dentistrytoday.com)

Nếu bạn có nguy cơ sâu răng cao thì bước cuối cùng của quá trình lấy cao răng là điều trị dự phòng bằng florua. Phương pháp điều trị này như là cách để bảo vệ răng, giúp chống lại sâu răng trong vài tháng. Nha sĩ sẽ bôi dạng gel hoặc dầu bóng (vecni) fluor lên bề mặt răng của bạn, thường lưu lại trong một phút. Vecni florua sẽ cứng lại khi tiếp xúc với nước bọt, vì vậy bạn có thể ăn uống ngay sau đó. 

Các kiểm tra hay thủ thuật có thể khác

Bạn nên lấy cao răng 6 tháng một lần, trong khi chụp X-quang thường được thực hiện mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào những gì nha sĩ quan sát được trong miệng của bạn, họ có thể thực hiện các kiểm tra khác trong lần đi khám. Đối với trẻ em, nha sĩ có thể khuyên trám bít dự phòng hố rãnh các răng hàm để giúp ngăn ngừa sâu răng ở những vùng khó chải.

Cho dù bạn có cần thực hiện thêm bất kỳ bước nào hay không, hãy nhớ đi khám và vệ sinh răng miệng định kì 6 tháng một lần để ngăn ngừa hoàn toàn các vấn đề có thể xảy ra. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!