Tập hợp các số nguyên
Kiến thức cần nhớ
1. Làm quen với số nguyên âm
- Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4; … còn được gọi là các số nguyên dương.
- Các số - 1; -2; -3; … gọi là các số nguyên âm.
- Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương gọi là tập hợp số nguyên.
.
Chú ý:
Số 0 không là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.
Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn được viết là +6 (đọc là “dương sáu”).
Ví dụ 1. Các số nguyên nào biểu diễn các đại lượng sau:
a) Đỉnh núi Phan – xi – păng cao 3 147, 3m;
b) Độ sâu của đáy sông Sài Gòn là 20m;
c) Bác An đang nợ 2 triệu đồng.
Lời giải
a) Độ cao củ đỉnh núi Phan – xi – păng được biểu diễn là: 3 147, 3m.
b) Độ sâu của đáy sông Sài Gòn được biểu diễn là: -20 m.
c) Số tiền nợ của bác An được biểu diễn là: - 2 (triệu đồng).
2. Thứ tự trong tập số nguyên
Trục số:
Ta biểu diễn các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 … và các số nguyên âm -1; -2; -3; 4; 5… như sau:
+ Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.
+ Điểm biểu diễn số nguyên a được gọi là điểm a.
+ Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b.
Ví dụ 2. Các điểm A, B, C, D và E trong hình biểu diễn những số nào?
Lời giải
Điểm A cách điểm 0 năm đơn vị về bên phải nên A biểu diễn cho số 5;
Điểm C cách điểm 0 bảy đơn vị về bên phải nên C biểu diễn cho số 7;
Điểm B cách điểm 0 bốn đơn vị về bên trái nên B biểu diễn cho số -4;
Điểm E biểu diễn cho điểm – 1;
Điểm D biểu diễn cho điểm 0;
So sánh hai nguyên:
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0, do đó nhỏ hơn mọi số nguyên dương.
Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì – a < - b.
Ví dụ 2. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:
- 3; 4; -9; 0; -12; 2; 15; 1.
Lời giải
Các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
-12; -9; -3; 0; 1; 2; 4; 15.
Các dạng bài tập về tập hợp các số nguyên
Dạng 1: Nhận biết các tình huống dùng số âm hoặc số dương
Bài tập 1.1: Dùng số nguyên thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau:
a) Mực nước hồ chứa giảm xuống 3 m.
b) Nhập 100 chiếc xe vào kho.
c) Xuất 20 thùng mì gói để cứu trợ.
d) Nợ 2 triệu đồng.
e) Có 15 triệu trong ngân hàng.
f) Thưởng 10 điểm trong một cuộc thi đấu.
g) Bớt 4 điểm vì phạm luật.
h) Nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh là 5 độ dưới 0 oC.
i) Rút 3 triệu đồng từ thẻ ATM.
k) Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3 143 m so với mực nước biển
Bài tập 1.2:
a) Theo Wikipedia, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra, thủ đô của nước Úc, là -10 oC. Hãy diễn đạt lại thông tin đó mà không dùng số âm.
b) Theo Khoahoc.tv: “Kỷ lục thế giới về môn lặn là 318 m dưới mực nước biển”. Hãy dùng số âm để diễn đạt lại thông tin đó.
c) Diễn đạt lại thông tin sau mà không dùng số âm: “Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là -65 m.”
d) Ông Tám nhận được tin nhắn từ ngân hàng về thay đổi số dư trong tài khoản của ông là -210 800 đồng. Em hiểu thế nào về tin nhắn đó?
Dạng 2: Phân biệt các tập hợp ℕ, ℕ* và tập hợp ℤ
Bài tập 2.1: Mỗi phát biểu sau đúng hay sai?
a) 25 ∈ ℤ;
b) -25 ∈ ℕ;
c) 0 ∉ ℕ*;
d) 0 ∉ ℤ.
Bài tập 2.2: Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Tất cả các số tự nhiên đều là số nguyên.
b) Cho a ∈ ℤ, nếu a không phải là số nguyên dương thì a là số nguyên âm.
c) Các số tự nhiên khác 0 là các số nguyên dương.
d) Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.
e) Tất cả các số tự nhiên đều là số nguyên dương.
Bài tập 2.3: Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Nếu a là số tự nhiên thì a là số nguyên.
b) Nếu a là số nguyên thì a là số tự nhiên.
c) Nếu b là số nguyên không âm thì b là số tự nhiên.
d) Tập hợp số nguyên bao gồm các số tự nhiên và số nguyên âm.
Đáp án các bài tập:
Dạng 1:
Bài tập 1.1:
a) -3.
b) +100, hoặc 100.
c) -20.
d) -2.
e) +15, hoặc 15.
f) +10 hoặc 10.
g) -4.
h) -5 oC.
i) -3.
k) +3 143 hoặc 3 143.
Bài tập 1.2:
a) Theo Wikipedia, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra, thủ đô của nước Úc, là -10 oC. Diễn đạt lại mà không dùng số âm là: “nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra, thủ đô của nước Úc, là 10 độ dưới oC.”
b) Theo Khoahoc.tv: “Kỷ lục thế giới về môn lặn là 318 m dưới mực nước biển”. Dùng số âm để diễn đạt lại thông tin đó là: “Kỷ lục thế giới về môn lặn là -318 m.”
c) “Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là -65 m.” Diễn đạt lại mà không dùng số âm là: “Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là 65 m dưới mực nước biển.”
d) Ông Tám nhận được tin nhắn từ ngân hàng về thay đổi số dư trong tài khoản của ông là -210 800 đồng, có nghĩa là ông Tám đã rút 210 800 đồng khỏi tài khoản của ông.
Dạng 2:
Bài tập 2.1:
a) ĐÚNG.
b) SAI.
c) ĐÚNG.
d) SAI.
Bài tập 2.2:
a) ĐÚNG.
b) SAI. Vì số 0 ∈ ℤ không phải là số nguyên dương nhưng cũng không phải là số nguyên âm.
c) ĐÚNG.
d) ĐÚNG.
e) SAI. Vì số 0 là số tự nhiên nhưng không phải là số nguyên dương.
Bài tập 2.3:
a) ĐÚNG.
b) SAI. Vì các sô nguyên âm không phải là số tự nhiên.
c) ĐÚNG.
d) ĐÚNG.
Bài tập tự luyện (có đáp án)
1. Bài tập vận dụng
Bài 1: Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?
Lời giải:
Nhiệt độ mỗi nhiệt kế chỉ lần lượt là: -7oC; 31oC ; 0oC; -22oC
Bài 2: Hãy sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây:
a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45 m và độ sâu lớn nhất là 80 m dưới mực nước biển.
b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 25oC dưới 0oC.
c) Năm 2012, núi lửa Havre (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ sâu 700 m dưới mực nước biển.
Lời giải:
a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan khoảng - 45m và độ cao thấp nhất là - 80m.
b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -25oC.
c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m.
Bài 3: Em hiểu ý nghĩa của mỗi câu sau như thế nào (diễn tả bằng một câu không sử dụng số âm)
a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến -50oC ;
b) Cá voi xanh có thể lặn được – 2 500 m.
Lời giải:
a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến dưới 0oC
b) Cá voi xanh có thể lặn được độ sâu 2 500m dưới mực nước biển.
Bài 4: Hãy biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3; - 3; - 5; 6; - 4; 4.
Lời giải:
Biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3; - 3; - 5; 6; - 4; 4.
+) Các số nguyên dương nằm bên phải số 0 là: 3; 4; 6
+) Các số nguyên âm nằm bên trái số 0 là: -3; -4; -5
Bài 5: Các điểm A, B, C, D và E trong hình dưới đây biểu diễn những số nào?
Lời giải:
Dựa vào hình vẽ ta thấy: Điểm D biểu diễn số 0; điểm E biểu diễn số -1
Xuất phát từ điểm E, di chuyển điểm E sang trái 4 đơn vị ta được điểm B nên điểm B biểu diễn số -5.
Xuất phát từ điểm D, di chuyển điểm D sang phải 5 đơn vị ta được điểm C nên điểm C biểu diễn số 5.
Xuất phát từ điểm C, di chuyển điểm C sang phải 4 đơn vị ta được điểm A nên điểm A biểu diễn số 9.
Vậy các điểm A, B, C, D, E lần lượt biểu diễn các số: 9; -5; 5; 0; -1.
Bài 6: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần
-3; + 4; 7; - 7; 0; - 1; + 15; - 8; 25.
Lời giải:
+) Các số nguyên âm là: -3; -7; -1; -8
Vì 8 > 7 > 3 > 1 nên -8 < -7 < -3 < -1 < 0 (1)
+) Các số nguyên dương là: +4; 7; 15; 25
Ta có: 0 < 4 < 7 < 15 < 25 (2)
Từ (1) và (2) ta được: -8 < -7 < -3 < -1 < 0 < 4 < 7 < 15 < 25
Bài 7: So sánh hai số
a) – 39 và – 54;
b) – 3 179 và – 3 279.
Lời giải:
a) Vì 39 < 54 nên -39 > -54;
b) Vì 3 179 < 3 279 nên – 3 179 > – 3 279.
Bài 8: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) {x ∈ Z|-2 ≤ X < 4}
b) {x ∈ Z|-2 < X ≤ 4}
Lời giải:
a) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng -2 và nhỏ hơn 4 là: -2; -1; 0; 1; 2; 3
Do đó: A = {-2; -1; 0; 1; 2; 3} .
b) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4 là: -1; 0; 1; 2; 3; 4
Do đó: B = { -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn
Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:
200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)
100 Bài tập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)
500 Bài tập Toán 10 bất phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)
60 Bài tập về Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit (2024) có đáp án
300 Bài tập Toán 8 chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án năm 2023)